Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ốm – Đối với trẻ nhỏ và đặc biệt là những trẻ dưới 6 tháng tuổi, có rất nhiều vấn đề mà cha mẹ cần quan tâm và lưu ý để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của con. Để trẻ khỏe mạnh, ít bị ốm hoặc trẻ bị bệnh được điều trị ngay, người chăm sóc trẻ phải phát hiện được khi trẻ có các dấu hiệu không bình thường để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị.
Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ốm
Sốt/Sốt cao
Sốt không phải là một bệnh mà là phản ứng của em bé với một bệnh nào đó mà phổ biến nhất là với nhiễm trùng. Hãy gọi bác sỹ trong trường hợp trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt lên đến 38 độ C, hoặc đối với trẻ từ 3-6 tháng tuổi mà sốt lên đến 38,5 độ C. Đối với những trường hợp chưa sốt đến mức nhiệt này nhưng thấy cơ thể có các dấu hiệu như phát ban, khó chịu, kém ăn, khó thở, nôn liên tục, mất nước, tiêu chảy hoặc hôn mê thì cần gọi bác sỹ ngay lập tức.
- Trẻ hạ nhiệt độ: Nhẹ (36 – 36.4 độ C), trung bình (32 – 35.9 độ C) và nặng (<32 độ C).
- Tăng thân nhiệt (sốt): Là nhiệt độ của cơ thể > 37.5 độ C về sáng.
- Biểu hiện: Nhiệt độ tăng, da trẻ nóng đỏ, có mồ hôi, nhịp thở nhanh, quấy khóc.
- Chăm sóc trẻ bị hạ thân nhiệt bằng cách ủ ấm ngay như đội mũ, đeo tất tay chân quấn ủ khăn có thể ôm ủ vào người chăm sóc da kề da, tăng nhiệt độ phòng 28 – 30 độ, đặt sưởi cạnh giường.
- Xử trí trẻ bị tăng thân nhiệt (sốt) bằng cách hạ nhiệt độ phòng, cởi bỏ bớt quần áo, cho trẻ bú mẹ (nếu trẻ bú được), dùng miếng dán hạ nhiệt độ, chườm khăn ướt vào trán.
Mất nước
Nếu bé bú kém, sốt hoặc nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài hoặc ở trong một môi trường quá ấm thì tình trạng mất nước hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy làm thế nào để biết con đang bị mất nước? Mẹ có thể nhận biết thông qua những biểu hiện sau: bé bị khô miệng, nướu và đi tiểu ít hơn, khóc không có nước mắt hay chỗ thóp có vẻ lún xuống.
Sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban
Khi trẻ sốt và kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não, viêm não do mô cầu. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng vì diễn biến nhanh và nặng.
Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc thay đổi so với ban đầu
Mẹ nên ghi nhớ vị trí của các nốt ruồi trên cơ thể của con từ khi con mới được sinh ra, bởi vì những nổt ruồi này có nguy cơ cao trở thành ác tính. Hãy để ý các nốt ruồi trên cơ thế của con 1 tháng một lần vào lúc tắm. Hãy gọi cho bác sĩ nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như: thay đổi kích thước, hình dạng, thay đổi màu sắc… Tất cả những dấu hiệu này đều tiềm tàng khả năng của một bệnh ung thư da.
Trên da trẻ xuất hiện các nốt ban bất thường
Đây cũng là một trong những triệu chứng nguy hiểm ở trẻ. Nếu mẹ thấy trên da bé xuất hiện trên diện rộng những vết ban mà không giải thích được nguyên nhân thì bé cần được thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Nó có thể là dấu hiệu của bệnh Lyme hoặc những rối loạn về máu. Càng nguy hiểm hơn nếu con xuất hiện kèm thêm các triệu chứng khác như hôn mê, kích động hoặc khó thở.
Sưng lưỡi, môi, mắt kèm theo triệu chứng nôn mửa hoặc ngứa
Đây có thể triệu chứng của việc phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc (phản vệ). Các dấu hiệu nguy hiểm bao gồm sưng tấy, khó thở và phát ban nặng. Khi thấy con có những dấu hiệu này thì gọi cho bác sĩ, yêu cầu họ chỉ định dùng ngay một loại kháng sinh nào đó trước khi có những hành động tiếp theo.
Bệnh lý về rốn
- Biểu hiện: Chân rốn ướt có dịch, có mủ, mùi hôi. Rốn chảy máu, sưng đỏ, có thể viêm tấy thành bụng quanh rốn hoặc trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn như sốt , bú kém hoặc bỏ bú, bụng chướng, rối loạn tiêu hóa.
- Chăm sóc: Tắm cho trẻ hằng ngày bằng nước chín, vệ sinh chân rốn bằng cồn 700.
Đọc thêm:
- Bấm lông mi cho trẻ sơ sinh có giúp lông mi mọc dài hơn?
- Tác dụng của xông lá trầu không đối với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm gì?
Sốt không chỉ khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều mà còn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Dưới đây là những khuyến cáo của bác sĩ khi trẻ bị sốt:
- Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, nếu trẻ bị sốt, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi, trẻ sơ sinh sốt có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu.
- Trẻ 3 – 12 tháng tuổi: Phụ huynh cũng nên cho trẻ đi khám sớm khi trẻ sốt, nhất là khi trẻ có các biểu hiện đi kèm như không khỏe, lừ đừ, bú kém, thở mệt, ói, tiêu chảy hoặc các triệu chứng nguy hiểm khác.
Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ
Đây là phương pháp phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả việc bé bị ốm. Bởi làn da của bé nhạy cảm, da bé bị khô, dễ tổn thương. Nếu không được làm sạch, vi khuẩn gây hại dễ xâm nhập. Từ đó gây nên một số bệnh thường gặp về da và đường hô hấp. Vệ sinh cơ thể giúp bé thoải mái lại vừa đảm bảo bé khỏe mạnh.
Duy trì nhiệt độ phòng ngủ cho bé hợp lý
Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Nếu để phòng ngủ của bé dưới 23 độ C mà không trang bị thêm quần áo cho bé hay vớ, tất cho bé thì bé rất dễ bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng quá nóng cũng sẽ khiến bé khó chịu, bức bách, thậm chí là kích ứng da. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên để nhiệt độ phòng từ 26 – 28 độ C là tốt nhất.
Tạo không gian thoáng mát trong phòng
Không có gì tốt hơn là không khí tự nhiên, đặc biệt khi bé bị ốm và sức khỏe không tốt. Trong phòng ngủ của bé nên đặt thêm cửa sổ để không khí được lưu thông thoáng mát. Bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và gió tự nhiên sẽ giúp bé phát triển toàn diện và khoẻ mạnh hơn.
Điều trị sốt ở trẻ em
Bệnh sốt ở trẻ em thường sẽ được chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và hỗ trợ tích cực. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm dịch hầu họng, chụp X-quang để loại trừ các bệnh khác.
Các triệu chứng cảm lạnh thường sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nhưng cơn ho có thể sẽ kéo dài lâu hơn. Các phương pháp điều trị sốt hiện có đều dựa trên nguyên tắc hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Một số cách chăm sóc được khuyến cáo khi trẻ bị sốt gồm:
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Bổ sung đủ nước và điện giải cho trẻ.
- Làm ẩm không khí, tạo không gian thông thoáng.
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước mũi sinh lý đúng cách.
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa.
- Tránh cho trẻ dùng các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có ga,…
- Không tắm cho trẻ bằng nước lạnh.
- Bổ sung vitamin tự nhiên cho trẻ thông qua các loại trái cây, rau củ.
Đối với các triệu chứng như ho, sổ mũi, nhức đầu,… mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc điều trị sốt ở trẻ với liều lượng phù hợp. Lưu ý, thuốc kháng sinh sẽ không được sử dụng trong điều trị sốt ở trẻ. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì điều này có thể gây nên tình trạng kháng kháng sinh và nhiều tác dụng phụ khác.