Có nên nuôi thú cưng khi có trẻ sơ sinh?

Đây là bài viết 275 / 287 trong series Lời khuyên sức khỏe

Nhiều người có sở thích nuôi thú cưng nhưng lại lo ngại chúng sẽ ảnh hưởng đến em bé nhỏ trong nhà. Vậy có nên nuôi mèo khi nhà có em bé?

Các mẹ đã bao giờ tìm hiểu về mối nguy hiểm và tác hại của lông chó mèo chưa? Máy lọc không khí hút lông chó mèo có phải là một giải pháp hiệu quả không? Hãy cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nội dung dưới đây để nắm được những tác hại và giải pháp loại bỏ lông chó mèo bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.

Có nên nuôi thú cưng khi có trẻ sơ sinh?
Có nên nuôi thú cưng khi có trẻ sơ sinh?

Lợi ích khi nuôi thú cưng

Tăng cường khả năng vận động và chơi đùa

Việc cho trẻ chơi đùa với thú cưng từ sớm giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất của trẻ sau này. Khi chơi đùa cùng thú cưng, trẻ sẽ vận động nhiều hơn từ đó giúp thể chất được tăng cường– Tăng cường hệ miễn dịch
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng dù chỉ chơi với thú cưng trong khoảng thời gian ngắn, trẻ em cũng có thể tăng cường chức năng hệ miễn dịch một cách đáng kể.
Vi khuẩn tự nhiên từ các loài chó giúp hoàn thiện hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh để chống lại một số bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng.

Giảm dị ứng và nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng thái quá với các tác nhân có hại và vi sinh vật. Nhiều người nghĩ rằng tránh xa các loài chó, mèo có thể giảm dị ứng. Nhưng thực tế, những đứa trẻ sống với chó, mèo từ nhỏ rất hiếm gặp chứng dị ứng, hen suyễn và các bệnh liên quan đến hô hấp.

Giảm căng thẳng

Mặc dù thường xuyên gặp phải những căng thẳng trong cuộc sống, trẻ em lại không biết cách để giải quyết như người lớn. Việc tương tác, chơi đùa với thú cưng giúp giảm cortisol, một loại hormone gây stress và rối loạn nhịp tim. Đó cũng là lý do thú cưng thường được sử dụng trong trị liệu.

Cải thiện kỹ năng xã hội ở trẻ tự kỷ

Cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ hiểu rằng trẻ em tự kỉ luôn cảm thấy khó khăn trong các tình huống giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, chúng sẽ cảm thấy an toàn khi ở cùng thú cưng.

Lợi ích khi nuôi thú cưng
Lợi ích khi nuôi thú cưng

Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em tự kỷ nói và cười nhiều hơn khi có thú cưng ở bên cạnh. Chuột lang nhà và nhiều loài động vật trở thành phương pháp trị liệu hiệu quả cho chứng bệnh này.

Cải thiện khả năng đọc

Theo giáo sư Mary Renck Jalingo đến từ trường Indiana University of Pennsylvania), việc đưa thú cưng (thường là chó) đến trường hay để trẻ chơi chung với chúng sẽ khiến kết quả học tập được cải thiện.
Trẻ em có xu hướng thích đọc to một quyển sách cho thú cưng nghe hơn là cho người khác. Có lẽ bởi vì những chú thú cưng không bao giờ phán xét, trách phạt mỗi khi trẻ đọc sai. Chính vì sự thích đọc sách cho thú cưng một cách thường xuyên này sẽ khiến cải thiện khả năng đọc ở trẻ một cách đáng kể.

Rèn tính kỷ luật

Khi lớn lên cùng thú cưng, trẻ sẽ học được nhiều hơn về tính kỷ luật trong cuộc sống. Bé sẽ học được cách làm thế nào để dạy một chú thú cưng biết cách lắng nghe, khoa học đã chứng minh điều này sẽ giúp trẻ hiểu hơn về tính kỷ luật.

Tìm hiểu về cam kết

Vật nuôi không phải là một đồ vật mà trẻ có thể cất lên kệ mỗi khi mệt mỏi. Vật nuôi cần được cho ăn, tắm rửa và chơi đùa cùng. Vì thế, khi trẻ nuôi một thú cưng, nó sẽ dạy cho trẻ biết cam kết thực hiện những điều đó thông qua các nhiệm vụ của mình.

Tập cách sống có trách nhiệm

Những đứa trẻ không được rèn luyện tinh thần trách nhiệm ngay từ nhỏ sẽ trở nên rất bướng bỉnh, ích kỷ. Khi cho trẻ nuôi thú cưng, sẽ giúp ý thức trách nhiệm của trẻ phát triển sớm hơn, biết học cách chăm sóc người khác bởi vì thú cưng luôn cần được chăm sóc mọi lúc mọi nơi.

Lưu ý nuôi thú cưng khi nhà có trẻ nhỏ

Chọn nuôi đúng thời điểm: Nuôi chó, mèo cần nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Bạn nên cân nhắc quỹ thời gian của mình trước khi quyết định, nhất là khi bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn đầu khi mới sinh con. 

Lưu ý nuôi thú cưng khi nhà có trẻ nhỏ
Lưu ý nuôi thú cưng khi nhà có trẻ nhỏ

Cha mẹ cần dạy bé thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Vì phân và nước tiểu của con vật thải ra làm chăn, giường bị bẩn, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh. Để an toàn, người lớn không nên cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo thả rông. Cha mẹ luôn phải để mắt tới trẻ khi trẻ chơi đùa với chó, đặc biệt là những bé đang ở tuổi tập bò, tập đi…

Tìm hiểu vật nuôi: Cho dù chọn 1 chú chó từ trại cứu hộ hay người chuyên gây giống chó, bạn nên dành thời gian tìm hiểu tính tình, thức ăn yêu thích và tình trạng sức khỏe của chó.  Nên chọn một nguồn cung cấp chó an toàn và tin cậy. Nên tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.

Cẩn thận với từng giống chó khác nhau: Nếu không có nhiều kinh nghiệm nuôi chó, cha mẹ nên cẩn thận với giống chó từng bị hành hạ vì tính tình không ổn định và có thể gây nguy hiểm cho con cái. Hãy hết sức cẩn thận vì đã xảy ra rất nhiều vụ việc trẻ bị chó cắn gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Dạy con đề phòng với vật nuôi: Với trẻ nhỏ thường không có kỹ năng chống cự, phòng vệ do đó, cha mẹ cần phải dặn dò con và dạy con hiểu cách đề phòng vật nuôi. Dặn con không được đùa giỡn, thò tay vào miệng chó, không được đùa nghịch thái quá khiến chúng nổi giận. 

Sponsored Links:

'
'