10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Lá Chanh

10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Lá Chanh. Lá chanh có rất nhiều công dụng không chỉ trong ẩm thực mà còn trong sản xuất, chế biến dược liệu. Đây là một bộ phận được ứng dụng phổ biến tương đương với quả chanh. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng lá chanh sao cho hiệu quả, an toàn nhất. 
10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Lá Chanh
10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Lá Chanh

Đặc điểm lá chanh

Lá cây chanh là loại lá đơn, mọc khắp ở thân cây, cành cây. Lá có hình dạng trứng hoặc hình bầu dục giống như lá cam, phình to ở giữa và nhọn về hai đầu. Lá có màu xanh sẫm khi già, màu xanh nhạt nếu còn non, bề mặt lá nhẵn mịn, khi vo dập có mùi thơm đặc trưng.

Lá chanh

Lá chanh có hình trứng dài, màu xanh và có mùi thơm đặc trưng

Kích thước lá dài khoảng 4 đến 9cm, bề rộng từ 2 đến 4cm. Tùy thuộc vào chất lượng đất trồng mà lá chanh có tốt hay cằn cỗi. Ở giữa lá là đường gân khá cứng, màu trắng. Đường viền lá không hoàn toàn nhẵn mịn, có một chút gồ ghề.

Thành phần của lá chanh

Lá chanh là một trong những loại nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến trong Y học Cổ truyền. Lá chanh có đặc tính ôn, vị cay ngọt có tác dụng dùng để chế biến các loại thuốc, dược liệu trị ho, hen phế quản và chữa một số loại bệnh khác. 

Thành phần dinh dưỡng chính trong lá chanh bao gồm: linalool, dầu limonene, axit citric, canxi, sắt, photpho và các flavonoid. Ngoài ra, trong lá chanh còn chứa các loại vitamin như Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin C có tác dụng chữa trị một số loại bệnh cực kì hiệu quả. Có thể nói, lá chanh được đánh giá là một loại dược liệu tự nhiên vừa an toàn vừa có nhiều tính năng nổi trội giúp nâng cao và cải thiện sức khỏe con người một cách đáng kể.

10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Lá Chanh

1. Trị sốt rét dai dẳng: dùng lá chanh 100g, rượu 30o 100ml. Lá chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3-5 ngày liền.
2. Chữa ho gà: lá chanh tươi sắc với vài lát gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.
3. Chữa sâu quảng: lá chanh non, lá diếp cá, lá húng chanh, lá mùi tàu, tất cả hái khi còn tươi, mỗi thứ một nắm, thái nhỏ trộn cho đều, gói vào lá chuối hơ nóng, rạch cho thoáng rồi buộc lên vết loét, sau 24 giờ mới mở và thay miếng khác.
4. Chữa nhức đầu, giải cảm: Một nồi nước lá xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần đồng thời bỏ thêm bạc hà, sả và tỏi sẽ giúp bạn đánh bật virus cảm cúm và bệnh đau đầu ra khỏi cơ thể. Hoặc nếu sợ xông, bạn hãy sử dụng cách uống như sau: lá chanh 16g, tỏi 4-6g, lá dung hoặc lá mít 16g, nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
5. Thanh nhiệt, mát gan: Không nhiều người biết lá chanh có tác dụng mát gan. Để có bài thuốc này, cần 12g lá chanh khô, 12g lá gai khô và 12g lá cối xay. Sắc hỗn hợp này từ 3 bát nước xuống còn 1 bát nước. Uống ngày 2 bữa: sáng và tối sau khi ăn. Uống liên tục trong 2 tuần sẽ nhận được kết quả.
6. Chữa ho do lạnh: Lá chanh tươi 5g, gừng tươi 3g. Tất cả rửa sạch, gừng thái lát, sắc với 400ml nước còn 100ml, khi uống cho thêm ít đường. Ngày uống 2-3 lần, dùng trong 3-5 ngày.
7. Điều trị hen phế quản: Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.
8. Làm mượt tóc: Lá chanh, lá bưởi, hương nhu (các vị đều tươi), mỗi vị 30g, rửa sạch nấu nước, để ấm gội đầu. Tuần gội 1 lần.
9. Chữa đầy bụng, bí tiểu ở trẻ em: có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn.
10. Bảo vệ răng: Nếu răng lung lay, yếu hãy lấy 40 gr lá chanh tươi, đun cách thủy lấy nước. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, sau 3-5 ngày làm răng chắc hơn.

Sponsored Links:

'
'