Ưu điểm và nhược điểm của bút tiêm insulin dành cho bệnh nhân tiểu đường

Đây là bài viết 238 / 314 trong series Lời khuyên sức khỏe

Bút tiêm insulin là một phát minh quan trọng trong điều trị tiểu đường. Thiết bị này giúp người bệnh tiêm insulin dễ dàng và chính xác hơn. Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!

Ưu điểm và nhược điểm của bút tiêm insulin dành cho bệnh nhân tiểu đường
Ưu điểm và nhược điểm của bút tiêm insulin dành cho bệnh nhân tiểu đường

Bút tiêm insulin là gì?

Bút tiêm insulin là một thiết bị có kim tiêm để đưa insulin vào lớp mỡ ngay dưới da. Trong bút tiêm đã có sẵn insulin nên bệnh nhân không cần làm thao tác lấy thuốc vào như kim tiêm truyền thống. Vì vậy, việc tuân thủ liều dùng ở mỗi lần chích thuốc rất đơn giản và thuận tiện. Tiêm bằng bút cũng ít gây đau.

Bên cạnh đó, bút tiêm insulin tương đối dễ sử dụng, nhỏ gọn, có thể mang theo bên người. Chúng sẽ rất phù hợp với những trẻ bị tiểu đường típ 1 và cần tiêm thuốc khi ở trường, người cần phải di chuyển nhiều, bệnh nhân thị lực kém khó nhìn rõ liều…

Bút tiêm insulin là gì?
Bút tiêm insulin là gì?

Bút tiêm insulin có 2 loại chính là dùng 1 lần và tái sử dụng.

  • Bút dùng một lần: Đây là loại bút phổ biến nhất tại Việt Nam. Bút được gắn cố định với 1 ống insulin 3 ml, tương ứng với 300 UI. Sau khi sử dụng hết insulin, bạn sẽ phải thay một bút tiêm mới.
  • Bút tái sử dụng: Loại này chứa ống insulin có thể thay thế. Khi dùng hết, bạn chỉ cần thay ống insulin bên trong, không phải thay bút tiêm mới.

Dù là loại nào, cấu tạo của 1 bút tiêm vẫn bao gồm 6 phần chính: nắp bút, nệm cao su bảo vệ, buồng chứa insulin, cửa sổ chỉ liều, vòng xoay chọn liều và nút tiêm. Kim tiêm được bán rời với bút. Khi mua bạn nên chọn kim và bút cùng hãng.

Cấu tạo bút tiêm insulin

Bút tiêm insulin nhỏ gọn, tiện lợi và đặc biệt bệnh nhân có thể sử dụng trực tiếp tại nhà khiến nhiều người càng ưa chuộng thiết bị y tế này hơn cả. Vậy cấu tạo của bút tiêm insulin như thế nào? Cấu tạo bút tiêm insulin khá đơn giản với hình thức bên ngoài giống như một chiếc vỏ bút và bên trong là kim tiêm. Có nhiều loại bút khác nhau nhưng chúng thường được cấu tạo bởi các thành phần cơ bản sau: 

  • Nắp bút: Bảo vệ đầu kim tiêm.
  • Nệm cao su bảo vệ: Ở dưới phần nắp bút.
  • Buồng chứa insulin: Được nạp sẵn một lượng insulin xác định.
  • Cửa sổ chỉ liều: Cửa sổ nhỏ ghi các số 1, 2, 3,…
Cấu tạo bút tiêm insulin
Cấu tạo bút tiêm insulin
  • Vòng xoay chọn liều: Khi sử dụng bạn xoay vòng chọn liều theo chiều kim đồng hồ đến vạch số “2”.
  • Nắp kim ngoài và nắp kim trong: Sau khi sử dụng bạn nên giữ lại nắp ngoài để giúp bạn tháo kim tiêm dễ dàng hơn.
  • Miếng dán bảo vệ: Bảo vệ đầu mũi kim tiêm.
  • Mũi kim tiêm: Được bán rời với bút.
  • Núm bút: Ấn từ từ vào núm ở đuôi bút để tiêm.

Giá các loại bút tiêm insulin

Giá các loại bút tiêm insulin trên hiện nay có nhiều mức khác nhau tùy vào cấu tạo vào chất lượng của từng loại:

  • Giá bút tiêm insulin một lần: Thông thường một hộp 5 cây 3ml thường có giá giao động từ 550.000 đồng – 650.000 đồng tùy chỗ bán.
  • Giá bút tiêm insulin tái sử dụng: Thường có giá giao động từ 180.000 đồng – 250.000 đồng một cây. Mặc dù có giá thành cao hơn bút tiêm insulin một lần nhưng chúng có thể tái sử dụng. Thế nên xét về tính kinh tế thì bút tiêm insulin tái sử dụng lại tiết kiệm hơn rất nhiều. Bạn nên cân nhắc với loại bút tiêm này nếu phải dùng thường xuyên. Ngoài ra, cần phải lưu ý đến các vấn đề vệ sinh, đảm bảo an toàn khi tái sử dụng, tránh trường hợp đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tham khảo một số loại bút tiêm insulin phổ biến:

  • Bút tiêm Novorapid
  • Bút tiêm Novomix
  • Bút tiêm Insulin Mixtard 30
  • Bút tiêm Insulatard
  • Bút tiêm Ryzodeg Flextouch 100u/ml

Ưu điểm của các loại bút tiêm insulin

Trước khi tìm hiểu về các loại bút tiêm insulin, chúng ta cần biết về những ưu điểm của thiết bị này. Đây là thiết bị dùng để tiêm insulin cho bệnh nhân tiểu đường, ngày càng được ưa chuộng nhờ sở hữu những ưu điểm nổi trội sau đây:

  • Bút tiêm insulin rất dễ sử dụng, tiện dụng và thích hợp dùng mọi lúc, mọi nơi bởi sự nhỏ gọn, kín đáo và an toàn. Chúng có thể dùng cho cả trẻ em bị tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin ở trường mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ hay thầy cô giáo.
  • Bút tiêm tiểu đường thường đã nạp sẵn insulin với một liều lượng chính xác, bạn sẽ không cần phải đo cẩn thận liều lượng như khi dùng ống tiêm.
Ưu điểm của các loại bút tiêm insulin
Ưu điểm của các loại bút tiêm insulin
  • Liều lượng insulin có thể được cài đặt trước bằng nút xoay bên ngoài bút nên rất hữu ích cho những người bị bệnh tiểu đường kèm theo suy giảm thị lực, nhìn không rõ hoặc người gặp khó khăn khi cử động tay (viêm khớp).
  • Nhiều người cảm thấy khi tiêm bằng bút sẽ ít đau hơn hoặc thậm chí không đau vì kim tiêm của bút insulin nhỏ.
  • Một số các loại bút tiêm insulin mới hiện này còn đi kèm với ứng dụng kỹ thuật số, giúp bạn ghi nhớ lần cuối tiêm insulin và liều lượng đã được tiêm. Điều này rất có lợi cho những người phải sử dụng nhiều liều insulin trong bữa ăn.

Đọc thêm: Hiến máu có hại đến sức khỏe hay không?

Mẹ bầu có nên tẩy trang hàng ngày? Loại tẩy trang nào tốt cho mẹ bầu?

Có nên sử dụng thực phẩm chức năng hay không?

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm tiểu đường

Tùy theo cấu tạo mà mỗi loại bút tiêm sẽ có cách sử dụng riêng. Do đó, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm để dùng bút tiêm tiểu đường đúng cách. 

Dưới đây là gợi ý về những bước cơ bản khi dùng bút tiêm:

– Kiểm tra insulin xem đã đúng loại insulin như bác sĩ đã kê đơn hay không và đồng thời kiểm tra hạn sử dụng để tránh mua sai loại và dùng phải bút đã hết hạn. Bên cạnh đó, bạn cần tháo nắp bút để kiểm tra chất lượng insulin, đảm bảo insulin không bị vẩn đục. 

– Gắn kim vào thân bút, cần dùng kim mới để đảm bảo vô khuẩn. 

– Làm test an toàn: Sau khi chọn liều thì cần ấn nút tiêm để xem insulin có trào ra ngoài không. Nếu có, đây là dấu hiệu cho thấy bút tiêm hoạt động bình thường. 

– Chọn liều theo hướng dẫn sử dụng vì mỗi loại bút sẽ có cách chọn liều khác nhau. 

– Tiêm thuốc: Chọn vị trí tiêm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sau đó ấn từ từ vào núm bút cho đến khi tiêm hết liều, chữ số chỉ liều bằng 0. Giữ bút trong vòng 5 đến 10 giây là có thể tháo ra.

– Cuối cùng tháo và hủy kim tiêm. 

Hướng dẫn sử dụng bút tiêm tiểu đường
Hướng dẫn sử dụng bút tiêm tiểu đường

Một số lưu ý: 

– Về cách bảo quản kim tiêm: Nếu bút mới thì cần bảo quản ở nhiệt độ từ 5 đến 8 độ C. Bút đã dùng thì có thể bảo quản trong nhiệt độ phòng và không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào bút. Không dùng chung bút tiêm với bệnh nhân khác. 

– Trước khi mua bút tiêm cần tham khảo ý kiến bác sĩ, kiểm tra hạn sử dụng, kiểm tra chất lượng insulin xem có vẩn đục hay bị đổi màu không, nên mua bút tiêm tiêm tại cơ sở uy tín, đảm bảo về chất lượng để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. 

Câu hỏi thường gặp

Bút tiêm insulin là gì?

Sponsored Links:

'
'