Thực đơn lợi sữa dành cho mẹ bầu

Đây là bài viết 30 / 41 trong series Kiến thức sinh sản

Thực đơn lợi sữa dành cho mẹ bầu? Những bé được nuôi bằng nguồn sữa mẹ luôn được đánh giá cao về sức khỏe cũng như thể lực. Để đảm bảo chất lượng cũng như số lượng sữa trẻ cần cho quá trình tăng trưởng và phát triển, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối.

Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Thực đơn lợi sữa dành cho mẹ bầu
Thực đơn lợi sữa dành cho mẹ bầu

Thực đơn lợi sữa dành cho mẹ bầu

Để đảm bảo có đủ sữa và duy trì nguồn sữa cho con bú, phụ nữ sau sinh không những cần chú ý duy trì một chế độ ăn uống tốt mà còn phải nghỉ ngơi đủ. Trong đó, ăn uống tốt rất cần thiết, nếu như trước đây mẹ chỉ có thể ăn 3 bữa một ngày thì bây giờ nên ăn 5 bữa, chia nhỏ lượng thức ăn, phối hợp nhiều loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

Bên cạnh đó mẹ nên nhớ chú ý uống nhiều nước và có thể uống thêm sữa uống thêm sữa. Trong 1 – 2 ngày đầu sau khi sinh, tốt nhất mẹ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà là chính. Không nên ăn thức ăn có nhiều mỡ như: chân giò, thịt gà. Cùng với sự hồi phục của khả năng tiêu hoá có thể ăn những thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng: canh gà, canh xương…

Thực đơn sau sinh cần chú ý những gì?

Để đảm bảo người mẹ nạp đủ dinh dưỡng gồm protein, chất béo, đường, chất khoáng, vitamin, nước, trong ăn uống cần chú ý là thức ăn phải đa dạng, phối hợp thức ăn tinh và thô một cách hợp lý. Mỗi ngày có thể ăn 5 – 6 bữa, mẹ không nên kiêng cữ quá nhưng cũng phải tránh đồ ăn sống, nhiều mỡ, cay, có tính kích thích, giảm tiết sữa.

Trong thời gian cho con bú, rượu, hút thuốc phải kiêng tuyệt đối. Một số bà mẹ có tiền sử cao huyết áp trong thời kỳ mang thai cần phải ăn hạn chế muối.

Đối với những bà mẹ bị rách tầng sinh môn và phải khâu, nên ăn thức ăn ít chất bã, chia nhỏ bữa ăn, 5 – 6 lần/ngày, ăn trong 3 ngày. Những bà mẹ phải mổ đẻ, sau khi mổ, công năng đường ruột đã hồi phục (khoảng 24 tiếng sau mổ) có thể áp dụng chế độ ăn từng lỏng đến đặc dần. Sau khi người mẹ có thể tự đi đại tiện được, có thể ăn chế độ bình thường.

Đọc thêm:

Mẹ bỉm nên ăn gì để có sữa nhanh?

Móng giò

Nên ăn gì để có sữa nhanh, móng giò là thực phẩm bổ dưỡng và quen thuộc sau sinh của nhiều người. Khi vừa trải qua cuộc vượt cạn mất nhiều sức lực, móng giò giàu đạm sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe và nhanh có sữa về. Để tránh cảm giác chán ngán, bạn nên kết hợp móng giò với các thực phẩm khác như: đu đủ, hạt sen, đậu phộng, đậu xanh,…

Đồng thời, bạn có thể áp dụng các phương pháp chế biến đa dạng như: hầm, nấu cháo, xào lăn,… để tạo nên nhiều món ăn với các hương vị khác nhau.

Trong móng giò có chứa nhiều mỡ do đó bạn chỉ nên ăn với mức độ phù hợp để mang lại hiệu quả tốt, lợi sữa nhiều.

Các loại rau màu xanh

Rau ngót, rau lang, rau mồng tơi, bắp cải,… có nhiều vitamin A, C, chất xơ, sắt. Đặc biệt, rau ngót có nhiều vitamin A, B, C, vừa giúp tăng sữa cho mẹ lại vừa co hồi cổ tử cung, tăng kháng thể chống viêm nhiễm.

Mẹ bỉm nên ăn gì để có sữa nhanh?

Các loại đậu

Đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,… là những thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin B và chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, củng cố xương khớp đồng thời tăng sức đề kháng cho trẻ. Không chỉ vậy, trong các loại đậu còn chứa một chất giống như Estrogen – hormone kích thích ống dẫn sữa phát triển và kiểm soát sự bài tiết Prolactin – hormone tạo sữa.

Vì vậy, bạn nên uống sữa đậu nành, ăn cháo hoặc các món ăn chế biến từ đậu để tăng cường lượng sữa dồi dào.

Sữa

Nên ăn gì để nhanh có sữa, trong chế độ ăn của người mẹ sau sinh thì chắc chắn là không thể thiếu sữa. Các sản phẩm từ sữa có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh hơn. Do đó, mỗi ngày bạn nên uống một ly sữa ấm để cải thiện khả năng tiết sữa, đồng thời tăng chất lượng sữa. Đồng thời, bạn nên uống nước đầy đủ để lượng sữa trở nên dồi dào. Vì nước cũng là thành phần tham gia vào quá trình tạo sữa. 

Hải sản

Giàu canxi, gọi sữa về nhiều và thơm ngon hơn (ăn hải sản không làm sữa có mùi tanh). Trường hợp mẹ bị dị ứng hải sản thì không được sử dụng nhóm thực phẩm này.

Thực phẩm lợi sữa không làm tăng cân

  • Chè vằng: Ăn gì để có sữa nhiều? Sử dụng 1g cao chè vằng pha với 1 – 2 lít nước nóng mỗi ngày sẽ giúp mẹ vừa nhiều sữa cho con bú, vừa thon gọn vóc dáng, đặc biệt là đốt cháy mỡ thừa vùng bụng sau sinh.
  • Các loại trái cây ít ngọt: Cam quýt, bưởi, quả sung là những loại quả hợp nhất với mục đích giảm cân của mẹ sau sinh.
  • Rau xanh: Ăn gì lợi sữa? Tất cả các loại rau, đặc biệt là rau xanh đậm, đều gọi sữa về nhiều nhưng không làm mẹ tăng cân. Vì vậy mẹ hãy cố gắng ăn thật nhiều rau sau khi sinh bé, tuy nhiên không được dùng rau thay thế cơm, thịt.
Thực phẩm lợi sữa không làm tăng cân
  • Củ khoai lang: Khoai lang nên được hấp hoặc luộc cho thực đơn giảm cân trong chế độ ăn cho mẹ sau sinh nhiều sữa. Trong khoai lang chứa hàm lượng tinh bột đảm bảo mẹ có nhiều sữa cho con bú, không chứa chất béo và cholesterol nên khi ăn vào sẽ không sợ tăng cân. Tốt nhất là mẹ nên ăn khoai lang vào buổi trưa, thay cho 1 bát cơm.
  • Rong biển: Rong biển tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ thải độc, làm giảm cholesterol đồng thời ngăn chặn hấp thu chất béo. Nếu mẹ vừa muốn nhiều sữa vừa muốn giảm cân, hãy biến tấu thực đơn với các món từ rong biển.

Các yếu tố giúp tăng tiết sữa mẹ

  • Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt. Động tác mút sữa của con sẽ giúp tăng tiết sữa mẹ. …
  • Làm trống bầu sữa sau khi cho con bú Hút cạn bầu sữa là cách giúp mẹ nhiều sữa nhờ kích thích giúp lượt sữa tiếp theo mau về. …
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. …
  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, ngủ đủ giấc.

Các loại thực phẩm khiến mẹ bầu mất sữa

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với trẻ trong những năm tháng đầu đời. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn tới khả năng tiết sữa và chất lượng nguồn sữa mẹ. Để có đủ sữa cho con bú và giúp bé phát triển toàn diện, các bà mẹ nên tránh những thực phẩm và đồ uống sau:

  • Lá lốt: Là một trong những thức ăn làm mất sữa mẹ hàng đầu. Chỉ 1 – 2 miếng nhỏ lá lốt có thể khiến phụ nữ không còn sữa cho con bú;
  • Măng: Có chứa chất HCN gây độc hại cho cơ thể người. Độc tố này tuy dễ dàng hòa tan trong nước, bay hơi ở nhiệt độ cao khi chế biến nhưng để tốt cho con, tránh nguy cơ mất sữa thì các bà mẹ không nên ăn măng tươi;
  • Rau bắp cải: Tuy rau bắp cải là loại thực phẩm lành mạnh và có nhiều dưỡng chất nhưng các bà mẹ cho con bú không nên ăn nhiều vì nó có thể dẫn đến tình trạng mất sữa;
Các loại thực phẩm khiến mẹ bầu mất sữa
Các loại thực phẩm khiến mẹ bầu mất sữa
  • Rau mùi tây: Là loại rau thơm có thể gây mất sữa và làm giảm khả năng tiết sữa. Vì vậy, trong quá trình chế biến thức ăn cho bà mẹ nuôi con bú, không nên cho rau mùi tây vào đồ ăn để tránh gây ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ;
  • Rau bạc hà: Một lượng nhỏ lá bạc hà có thể không gây ảnh hưởng nhưng nếu thường xuyên ăn những thực phẩm có thành phần chiết xuất từ lá bạc hà như kẹo bạc hà, trà bạc hà, thuốc ho tinh dầu bạc hà,… thì có thể làm giảm lượng sữa một cách rõ rệt, thậm chí gây mất sữa;
  • Thực phẩm cay nóng và tỏi: Người mẹ đang cho con bú nếu ăn thức ăn cay nóng thì em bé có thể quấy khóc nhiều hơn hoặc bị tiêu chảy, nổi mẩn,… Nguyên nhân vì các thành phần có trong thực phẩm cay như ớt có thể gây kích ứng ở trẻ sơ sinh. Tỏi là loại gia vị cay và có mùi hăng khó chịu, có thể gây mùi trong sữa và khiến bé không muốn bú mẹ;
  • Mì tôm: Với loại mì tôm có thành phần là lúa mạch thì có thể gây mất sữa. Trường hợp người mẹ ăn loại mì không có thành phần lúa mạch thì việc ăn quá nhiều mì tôm sẽ gây thiếu dinh dưỡng, dẫn tới mất sữa.

Câu hỏi thường gặp

Thực đơn sau sinh cần chú ý những gì?

Sponsored Links:

'
'