Bảo quản sữa mẹ như thế nào?

Đây là bài viết 25 / 41 trong series Kiến thức sinh sản

Để duy trì chất lượng của sữa mẹ vắt ra và đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bé, các bà mẹ đang cho con bú cũng như người chăm sóc trẻ nên tuân thủ cách lưu trữ sữa mẹ khoa học, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Bạn đã biết cách trữ đúng cách chưa? Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bảo quản sữa mẹ như thế nào?

Bảo quản sữa mẹ bằng gì sau khi vắt ra?

Dụng cụ trữ sữa là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới các bảo quản sữa mẹ tốt nhất. Mẹ bỉm chỉ nên đựng sữa vào những dụng cụ trữ sữa dưới đây:

Bình trữ sữa

Để trữ sữa, mẹ có thể sử dụng bình nhựa hoặc bình thủy tinh. Trước khi sử dụng, nên vệ sinh bình sữa bằng nước ấm và để ráo. Khi cho sữa vào bình không nên đổ đầy mà hãy để lại một khoảng trống, không trữ sữa trong bình mẻ, nứt.

Túi trữ sữa

Các mẹ có thể mua túi trữ sữa chuyên dụng của các thương hiệu uy tín với dung tích khoảng 60 – 120ml để bảo quản sữa mẹ. Khi đổ sữa vào túi tránh đổ quá đầy, nên để lại không gian vì sữa là chất lỏng nên sẽ giãn nở khi đông lại.

Lưu ý trước khi vắt sữa mẹ

Yếu tố vệ sinh rất được chú trọng không chỉ khi lưu trữ và bảo quản sữa mẹ, mà còn đòi hỏi từ bước vắt hoặc bơm sữa ban đầu. Người mẹ cần lưu ý những điều sau trước khi vắt sữa:

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước, hoặc dùng dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn;
  • Có thể vắt sữa mẹ bằng tay, bằng máy bơm tay hoặc máy hút điện;
  • Nếu sử dụng máy bơm, cần kiểm tra bộ dụng cụ bơm và ống dây dẫn để đảm bảo vệ sinh. Vứt bỏ và thay thế ngay nếu các ống bị mốc hoặc không được sạch sẽ;
  • Lau sạch các nút bấm, công tắc nguồn và bề mặt máy bơm bằng khăn thấm dung dịch tẩy rửa.

Sữa mẹ sau khi vắt có thể tích trữ được trong bao lâu?

Thời gian sữa mẹ có thể tích trữ được phụ thuộc vào cách tích trữ sữa được áp dụng.

  • Nếu sữa mẹ vừa được vắt ra và trữ ở nhiệt độ phòng trên 26°C, mẹ chỉ có thể trữ được tối đa 4 tiếng thay vì 6 đến 8 tiếng. Thời gian tích trữ và sử dụng tối ưu là trong vòng 4 giờ, và nếu căn phòng ấm áp thì giới hạn để sử dụng sữa cũng chỉ là 4 giờ.
  • Trong máy làm mát cách nhiệt: Sử dụng máy làm mát cách nhiệt với đá có thể giúp bảo quản sữa mẹ trong vòng một ngày.
Sữa mẹ sau khi vắt có thể tích trữ được trong bao lâu?
  • Trong tủ lạnh: Sữa mẹ nếu được cất trữ ở khu vực sâu trong tủ lạnh và giữ vệ sinh sạch sẽ thì có thể bảo quản được trong vòng 5 ngày. Tuy nhiên thời gian bảo quản và sử dụng tối ưu là trong vòng 3 ngày.
  • Trong tủ đông: Đây là phương pháp giúp bảo quản được trong thời gian dài nhất, lên tới 12 tháng. Tuy nhiên thời gian bảo quản và sử dụng tối ưu là trong vòng 6 tháng. Và sữa mẹ vừa vắt ra nên được đặt ngay vào tủ lạnh, tránh để bên ngoài hơn 48 tiếng sau khi vắt.

Việc tích sữa tuy tiện lợi, nhưng cũng có một số hạn chế kèm theo. Dù bảo quản ở đâu, hàm lượng vitamin C có trong sữa mẹ cũng sẽ mất dần theo thời gian. Thời gian bảo quản càng dài thì hàm lượng vitamin C càng giảm. Điều nữa là sữa mẹ  được lấy và tích trữ khi đứa trẻ mới chào đời sẽ không hoàn toàn phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của đứa trẻ đó sau vài tháng.

Hướng dẫn trữ đông sữa mẹ 

Sau khi vắt sữa, việc trữ đông sữa mẹ như thế nào vô cùng quan trọng nhằm duy trì chất lượng sữa mẹ và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. 

Hướng dẫn trữ đông sữa mẹ 

Để trữ sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

  • Cần rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn trước khi vắt sữa. Mẹ bỉm có thể vắt sữa bằng tay hoặc máy. Nếu mẹ vắt sữa bằng máy, cần đảm bảo độ sạch sẽ của bộ dụng cụ bơm, ống dẫn, các nút bấm và công tắc máy. 
  • Cho ngay sữa mẹ vào túi đựng sữa chuyên dụng với dung tích từ 80 – 120ml sau khi vắt rồi dán nhãn ghi ngày, giờ vắt, ghi tên của trẻ (nếu trẻ đi trường mầm non) bên ngoài túi trữ sữa. Việc chia nhỏ các túi sữa giúp giảm thiểu thời gian làm lạnh, tránh lãng phí, rút ngắn thời gian rã đông sữa. 
  • Cho sữa đã vắt ngay vào tủ lạnh khi có thể, nếu chưa thể để vào tủ lạnh được thì hãy để sữa ở phòng có nhiệt độ khoảng 26 độ C trong tối thiểu 6 giờ, tránh nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời, nguồn nhiệt khác. Hoặc có thể làm lạnh nhanh sữa mẹ trong 30 phút và trữ đông sữa mẹ ngay sau đó. 
  • Sữa sẽ tinh khiết ở trạng thái đông, sữa mẹ trữ đông duy trì ở mức nhiệt thấp hơn -18 độ C sẽ sử dụng được tối thiểu 6 tháng..
  • Trường hợp bị cúp điện kéo dài, hãy dùng thùng cách nhiệt có đá viên để trữ đông sữa mẹ. Sau đó lại chuyển sữa trở lại vào ngăn đá khi có điện. 

Sponsored Links:

'
'