Kinh nghiệm chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhà cho cha mẹ

Đây là bài viết 4 / 36 trong series Nuôi dạy trẻ nhỏ

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhà cho cha mẹ

Hiện nay , thời tiết đổi mùa , số lượng các trẻ bị tay chân miệng tăng nhanh tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM , và nhiều tỉnh thành khác ,, với nhiều ổ dịch mới xuất hiện . Vậy chăm sóc trẻ như thế nào tại nhà khi mắc tay chân miệng là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh . Sau đây là một số chú ý trong việc chăm sóc trẻ : 

Bệnh tay chân miệng là gì ? 

BỆNH CHÂN TAY MIỆNG là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người , hay gây thành dịch do virut đường ruột gây ra. Bệnh lây qua đường tiêu hoá ( nước bọt, phỏng nước và phân bé ) xuất hiện rải rác quanh năm và tăng cao nhất từ tháng 3- tháng 5 và tháng 9- tháng 12 hằng năm. Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi , đặc biệt bé dưới 3 tuổi do đề kháng kém , giai đoạn này bé hay đi học tại nhà trẻ mẫu giáo lên lây nhau thành dịch bệnh.
Hai nhóm chính gây bệnh là Coxsavirut A16 và Enterrovirus ( EV71) trong đó biến chứng nặng thường do EV71( lý do test dương tính với chủng này ). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí : niêm mạc miệng , lòng bàn tay, lòng bàn chân , mông, gối. Đa số CHÂN TAY MIỆNG LÀNH TÍNH nhưng chúng cũng có thể gây biến chứng nếu bé bị nặng và không sử lý kịp thời : Viêm não- viêm màng não, viêm cơ tim , phù phổi cấp.

Biểu hiện bệnh tay chân miệng

  • Đầu tiên bé sốt nhẹ , có biểu hiện đau họng, biếng ăn và có thể kèm tiêu chảy. Sau đó kéo dài 3 ngày trong giai đoạn toàn phát :
  • Loét miệng ( vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau bỏ ăn , bỏ bú , tăng tiết nước bọt),phát bạn dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân , gối , mông. Nếu có biến chứng thì thường xuất hiện từ ngày 2-5 của bệnh. Bé khỏi sau 3-5 ngày điều trị và khôi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP TRONG CHÂN TAY MIỆNG

1, Biến chứng thần kinh : Viêm thân não , viêm não tuỷ , viêm màng não

– Rung giật cơ , giật mình từng cơn ngắn 1-2 s, chủ yếu tay và chân , hoặc bắt đầu khi bé ngủ
– Ngủ gà, bứt dứt, đi loạng choạng , run chi, mắt nhìn ngược
– Rung giật nhãn cầu
– Yếu , liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não
– co giật, hôn mê , hoặc tăng trương lực cơ ( duỗi cứng mất não hoặc gồng cứng )

2, Biến chứng tim mạch, hô hấp

Viêm cơ tim, phù phổi cấp , tăng huyết áp , suy tim, truỵ mạch.
– mạch nhanh trên 150 lần /1 phút
– Da nổi vân tím , vã mồ hôi , lạnh tay chân
– Huyết áp tăng
– Khó thở : thở nhanh, rút lõm lồng ngực , khò khè ….
– Phù phổi cấp : Sùi bọt hồng , tím tái 

PHÂN ĐỘ CHÂN TAY MIỆNG ( theo bộ y tế 3/2012) chia làm 4 cấp độ

– Độ 1 : Chỉ loét miệng hoặc tổn thương da
– Độ 2 : Bao gồm
Độ 2A: Bé có giật mình dưới 2 lần /30 phút , sốt trên 2 ngày hoặc trên 39 độ, nôn, lừ đừ , khó ngủ , quấy
Độ 2 B: Nhóm 1 ( Giật mình khi khám , giật mình trên 2 lần /30 p, ngủ gà, mạch nhanh ) hoặc nhóm 2 ( Sốt cao trên 39,5 độ không đáp ứng thuốc hạ sốt , mạch nhanh trên 150 lần /1p, thất điều : run chi, run người , không ngồi vững, loạng choạng , bé yếu chi hoặc liệt chi, rung nhãn cầu , liệt dây thần kinh sọ : nuốt sặc , thay đổi giọng nói.
– Độ 3 : Mạch nhanh ( trên 170 lần , ) vã mồ hôi toàn thân hoặc khu trú , huyết áp tâm thu tăng , thở nhanh , khó thở nặng , rối loạng trị giác , tăng trương lực cơ
– Độ 4 : Sốc, phù phổi cấp , tím tái , Spo2 dưới 92%, ngưng thở , thở nấc

ĐIỀU TRỊ

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu , chỉ hỗ trợ ( không dùng kháng sinh điều trị khi không có dấu hiệu bội nhiễm ). Chính vì vậy các mẹ căn cư vào phân độ kia để điều trị cho bé. Giữ vệ sinh sạch sẽ , ăn uống đầy đủ và tăng đề kháng cho bé.
VỚI BÉ ĐỘ 1 có thể điều trị tại nhà
– Hạ sốt nếu bé sốt cao
– Vệ sinh nhẹ nhàng răng miệng bé , cho bé nghỉ ngơi, ở chỗ thoáng mát.
– Bôi acyl clovir hoặc subac ở vết ngoài miệng , trong miệng bôi kamistad gel.
– Uống Aerius nếu bé ngứa.
– Uống tăng cường đề kháng : cellin, thimomudin, betaglukan.
– Ăn loãng , vệ sinh sạch sẽ cá nhân.
KHI BÉ CÓ ĐỘ 2A trở lên lên điều trị nội trú tại viện tránh biến chứng. Phác đồ mình không được phép viết ở đây.mình tư vấn các bạn sau.

PHÒNG BỆNH

– Hiện nay chưa có vacxxin phòng bệnh đặc hiệu. Các bé vẫn có thể tái nhiễm nếu trong vùng dịch và tiếp xúc với bé khác.
– Cách lý theo nhóm bệnh, không để trẻ đang bị bệnh đến lớp trong 10-14 ngày đầu của bệnh vì thường tầm này mới không lây sang bé khác
– Vệ sinh sạch sẽ bé , tửa tay bằng xà phòng , rửa sạch đồ chơi vật dụng sàn nhà
– Cho bé uống tăng cường đề kháng mỗi khi chuẩn bị đến mùa dịch
– Dự phòng ở nhà 1 type Subac hoặc acyl clovir và một type kamistad gel.

CHÚ Ý KHI chăm sóc trẻ

– Nhẹ thì không cần kháng sinh nhé.
– Sốt nhẹ. Bỏ ăn. Có nốt nhất là vị trí đặc biệt : Lòng bàn tay, bàn chân , miệng
– Đau uống hapacol. Ngứa uống kháng histamin ( Aerius, chlopheramin..)
– Tắm rửa sạch sẽ. Không kiêng tắm nhé. Ko bé mệt
– Ăn loãng. Nhiều bữa. Đủ dinh dưỡng
– 3-5 ngày khỏi. Thường lành tính.
 

Sponsored Links:

'
'