Hiện nay, tủ lạnh đã trở nên quá phổ biến, hầu như hộ gia đình nào cũng sở hữu một chiếc để bảo quản đồ ăn, thức uống. Thế nhưng, vấn đề sắp xếp đồ trong tủ, hay nhiệt độ bảo quản thức ăn là bao nhiêu, nên bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh bằng hộp nhựa hay thủy tinh….vân vân, toàn là những kiến thức căn bản nhất thì lại ít người nắm được rõ. Điều này vô tình khiến tủ lạnh trở thành một ổ vi khuẩn, gây nhiều bệnh cho người thân trong gia đình vì ăn phải đồ không vệ sinh vì được bảo quản không đúng cách.
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân thức ăn trong tủ lạnh bị nhiễm khuẩn
Lây nhiễm chéo là quá trình vi khuẩn có hại từ thực phẩm này lây lan sang thực phẩm khác. Nó được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, chẳn hạn như bạn dùng dao để cắt thịt sống sau đó sử dụng cùng một con dao đó để cắt đồ ăn chín.
Hoặc ở trong tủ lạnh bạn để cả thức ăn sống và chín và cùng một ngăn mà không bọc kỹ, thì vi khuẩn từ thức ăn sống có thể lây lan qua bên thức ăn chín gây ngộ độc thực phẩm.
Bạn thử tưởng tượng chúng ta chứa rất nhiều loại thức ăn trong tủ lạnh, kể cả các sản phẩm hết hạn và ôi thiu, nếu chúng ta không bảo quản nó kỹ càng thì chắc chắn tủ lạnh sẽ trở thành một ổ vi khuẩn cực kỳ nguy hại cho cả gia đình.
Những loại vi khuẩn có hại như salmonella và E.coli có thể làm chúng ta tiêu chảy, nóng sốt, và một số trường hợp quá nặng có thể gây tử vong. Bởi vậy, việc bảo quản thức ăn rất quan trọng, nhất là những gia đình có con nhỏ hoặc người già thì càng nên thận trọng.
Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đúng cách:
1. Luôn luôn để thức ăn sống và chín riêng biệt, cách càng xa nhau càng tốt.
2. Luôn luôn bọc thật kín các loại thực phẩm khác nhau khi cho vào tủ lạnh. Điều này là quan trọng nhất để tránh lây nhiễm chéo. Mình thấy rất nhiều gia đình cho thức ăn thừa, bánh kem hoặc cá/thịt ướp vào tủ lạnh mà không bọc kín. Việc này rất dễ gây ngộ độc nên các nàng lưu ý kỹ nhé.
3. Luôn để nhiệt độ tủ lạnh dưới 8 độ C, tốt nhất là để trong khoảng 1 độ C đến 4 độ C. Không cho thức ăn nóng vào tủ lạnh vì nó có thể làm ấm cả tủ lạnh làm vi khuẩn lây lan nhanh.
4. Nhớ vệ sinh tủ lạnh thường xuyên. Thường nhà Mình vệ sinh tủ lạnh bằng nước xà phòng mỗi tuần/lần. Nên vệ sinh tủ mỗi tháng một lần để tiêu diệt vi khuẩn. Quy trình vệ sinh tủ lạnh, đầu tiên là lấy tất cả thực phẩm ra ngoài và lau sạch bề mặt tủ bằng nước xà phòng ấm. Sau đó, sử dụng giấm hoặc baking soda để vệ sinh, rồi lau khô bằng khăn giấy hoặc khăn bếp sạch.
Ngoài ra, trong cả lúc chuẩn bị thức ăn thì nên dùng các loại thớt khác nhau cho đồ sống và chín. Dùng loại hoặc màu khác nhau cho dễ phân biệt. Ngay cả rổ và đũa cũng nên tách biệt để cho vệ sinh. Nhớ rửa tay kỹ sau khi đụng vào đồ sống. Mình thấy có một thói quen của các bà nội trợ là hay cầm các lọ muối đường khi tay đang bẩn, sau đó cả gia đình lại sử dụng các lọ này khi sử dụng thực phẩm chín nên rất dễ gây nhiễm chéo. Thêm nữa, khi tay đang bẩn thì không nên dùng tay mở vòi nước, mà chỉ nên sử dụng mu bàn tay để gạt mở vòi nước thôi. Khi rửa tay mình hay dùng xà phòng còn sót lạt kỳ cọ tay cầm luôn cho sạch vi khuẩn.
Nên bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh bằng hộp nhựa hay thủy tinh
Để thức ăn trong tủ lạnh vừa vệ sinh, vừa ngăn nắp gọn gàng và đẹp mắt thì Mình hay dùng các loại hộp để trữ thức ăn. Mình thấy cách này thức ăn cũng bảo quản được lâu hơn mà lại tránh sử dụng các loại màng bọc hay túi nhựa gây ô nhiễm môi trường. Hồi xưa Mình hay dùng các loại hộp thủy tinh, và dạo gần đây thì dùng thêm hộp nhựa nguyên sinh của Tupperware. Đây là loại nhựa số 5 an toàn cho sức khỏe của mình. Mình thích loại này là vì nó nhẹ và có nhiều màu nên tủ lạnh nhìn đẹp và sống động hơn.
Nắp hộp ôm khít vào thân hộp, giúp mùi của thực phẩm không thoát ra ngoài, nó kín hơi nên Mình thấy thức ăn giữ được lâu hơn. Mình trữ một số loại rau như bí đỏ đã cắt lát thì trữ lên đến 10 ngày vẫn xài tốt.
Cà rốt để hơn 5 ngày vẫn tươi nguyên cuống, còn dâu tây là trái dễ hư nhất cũng để được cả 5 ngày đó. Loại hộp dùng cho ngăn đá của họ làm bằng nhựa dẻo hơn nên dễ dàng lấy sản phẩm ra mà không cần rã đông.