Ngộ độc thực phẩm và cách chữa trị

Theo số liệu thống kê mới nhất thì trong 2017, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người mắc giảm 27 vụ và 438 người mắc so với năm 2016. Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm là 24 người, tăng 12 người so với năm 2016, trong đó có 11 người ngộ độc methanol trong rượu, 10 người do độc tố tự nhiên (cá nóc, cóc…) Rõ ràng, các vụ ngộ độc thực phẩm có giảm,song, số người chết lại tăng lên. Nó cho thấy, việc người dân thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm  cho mình nhưng vẫn còn rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong thói quen ăn uống chưa lành mạnh.

Vậy , ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân cũng như các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ra sao  và nên xử trí thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn[1] hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia… nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng…. Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

  1. Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm…). Theo các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.Nên mua rau củ quả còn tươi, tránh dùng rau củ quả đã hỏng hoặc bị nhiễm khuẩn 
  2. Sinh vật truyền nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn khác nhau, vi rút và ký sinh trùng hoặc độc tố, dịch tiết của chúng là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm.Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm có thể tồn tại ở khắp mọi nơi trong không khí, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng hay giao mùa cũng làm các vi khuẩn trong thức ăn phát triển nhanh hơn ngoài ra thì vào các dịp Tết thi nguy cơ ngộc độc cũng thường xuyên xảy ra.
  3. Một số đối tượng thực phẩm có nguy cơ cao gây ra ngộ độc:
  • Ăn thịt gỏi hay thịt chưa chín kỹ.
  • Ăn cá và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ.
  • Ăn các món có trứng gà chưa hoàn toàn được nấu kỹ
  • Ăn các món gỏi
  • Ăn một số loại rau sống như cải bruxen, đậu.
  • Uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm  

  1. Đau bụng và tiêu chảy nhiều lầnĐối với người bị ngộ độc thực phẩm, triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là đau bụng và tiêu chảy. Tiêu chảy có thể ra máu, đặc biệt nếu ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli gây ra. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm phổ biến khác có thể bao gồm tiếng ùng ục trong bụng hoặc đầy hơi và chướng bụng.Đối với người già hoặc trẻ em, triệu chứng thường nặng hơn vì hệ miễn dịch yếu. Khi bị tiêu chảy nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và chất điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.Khi bị ngộ độc, thông thường sẽ bị đau bụng dữ dội
  2. Sốt và đau khắp người: Ngoài những triệu chứng đau bụng, nôn mửa… nêu trên, theo Theo Bs. Cẩm Tú chia sẻ trên báo Sức Khỏe & Đời Sống, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và  sẽ có các triệu chứng như cúm sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu người bệnh bị sốt hoặc nhiệt đột tăng đến 40 độ, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để không gây những biến chứng nguy hiểm.
  3. Buồn nôn và nôn: Sau khi ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bị nhiễm độc có triệu chứng buồn nôn và nôn ngay. Sau khi nôn hết thực phẩm trẻ đã ăn/uống trước đó, thì người bệnh tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn. Người bệnh nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải.
  4. Một triệu chứng phổ biến khác của ngộ độc thực phẩm là chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng. Triệu chứng này cũng có thể kéo dài trong vài giờ.

Xử trí thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm là loại ngộ độc phổ biến nhất ở cả trẻ em và người lớn. Việc xử trí ban đầu khi mới bị ngộ độc ảnh hưởng rất nhiều tới những biến chứng sau này, thậm chí còn cứu được nạn nhân trước lưỡi hái tử thần. \

1. Ngộ độc trong vòng 6 tiếng sau khi ăn phải thức ăn gây độc:

  • Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.
  • Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Khi bị ngộ độc,hãy nhanh chóng nôn hết thực phẩm nhiễm độc ra ngoài cơ thể 

2. Ngộ độc sau 6 tiếng khi ăn phải thức ăn gây độc:

(Lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách) 

  • Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….

  • Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
  • Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.
  • Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

 

Tags:

Sponsored Links:

Trả lời

'
'