Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh đột quỵ

Đây là bài viết 7 / 10 trong series Mẹo phòng bệnh

Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh đột quỵ-  Đột quỵ não là bệnh nguy hiểm, có thể để lại di chứng và nguy cơ gây tử vong cao nếu không được chữa trị kịp thời. Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ khi nào nhưng có xu hướng gia tăng khi trời lạnh.

Với tình trạng nặng, người bệnh có thể bị liệt nửa người, cánh tay hoặc một bên chân yếu liệt, gây khó khăn trong việc đi lại. Các di chứng sau cơn đột quỵ khiến người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào người nhà. Những năm gần đây số lượng người bệnh mắc đột quỵ ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa, bởi vậy bạn cần bổ sung kiến thức về loại bệnh này để bảo vệ chính mình và người thân trong gia đình. Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh đột quỵ

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. 

Khi đó, lượng ôxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí gây tử vong.  Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…

Đột quỵ là gì?

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

5 biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh đột quỵ

  • Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.
  • Đột ngột cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.
  • Đột ngột nhức đầu dữ dội hay chóng mặt, bệnh nhân không yếu liệt chi nhưng không thể ngồi hay đi đứng được như người bình thường.
  • Đột ngột mất thị lực: Mờ mắt, nhìn không rõ
  • Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.
5 dấu hiệu của đột quỵ

Ngoài ra có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:

  • Lẫn lộn, sảng, hôn mê;
  • Khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhìn thấy là mặt bệnh nhân bị méo. Nếu nghi ngờ hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể rõ hơn.
  • Chóng mặt, người mất thăng bằng, không thể đứng vững;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn, nôn ói,….

Nguyên nhân gây ra đột quỵ

Nguyên nhân chính gây ra đột quỵ được cho là do xơ vữa động mạch. Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, vì vậy mà tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não. Tình trạng tắc nghẽn mạch máu não này có thể xảy ra do cục máu đông. Nó gây nên đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Xơ vữa động mạch khiến cho các cục máu đông dễ dàng hình thành hơn. Đột quỵ xuất huyết có thể xảy ra nếu tình trạng huyết áp cao của người bệnh không được kiểm soát dẫn tới động mạch bị vỡ.

Đột quỵ có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng lớn nhất của đột quỵ đối với người bệnh là tử vong. May mắn sống sót thì có thể gặp phải những di chứng nặng nề. Người bệnh sau đột quỵ sẽ phải đối mặt với các di chứng:

  • Liệt hoặc các vấn đề về vận động: Liệt thường xảy ra ở một phần cơ thể đối diện với bên não bị tổn thương. Có thể là: 1 bên mặt, tay, chân hoặc toàn bộ 1 bên cơ thể. Do đó, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Rối loạn cảm giác: Các biểu hiện như mất khả năng cảm giác sờ, đau, nhiệt độ hoặc vị trí. Một số trường hợp có cảm giác đau, tê ngứa, như bị châm chích được gọi là dị cảm. Mất cảm giác tiểu tiện, mất khả năng kiểm soát bàng quang, nhu động ruột,… cũng là những biểu hiện có thể gặp phải.
  • Rối loạn ngôn ngữ: Liên quan đến khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ. Trường hợp nặng, người bệnh có thể mất khả năng nói, nghe hiểu, đọc, viết.
  • Vấn đề về tư duy và trí nhớ: Người bệnh có thể mất trí nhớ ngắn hạn hoặc giảm sự chú ý. Hoặc không còn khả năng lập kế hoạch, hiểu ý nghĩa,…
  • Rối loạn cảm xúc: Những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, thất vọng, buồn bã, giận dữ,… Thậm chí có thể là trầm cảm.

Người bệnh càng lâu được cấp cứu, mức độ tổn thương càng lớn và lâu hồi phục. Vì vậy cách sơ cứu người bị đột quỵ trong khi chờ cấp cứu vô cùng quan trọng.

Sơ cứu tại nhà cho người có dấu hiệu đột quỵ

  • Không để người bệnh té và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh.
  • Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…
  • Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.
  • Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm.
  • Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

Ăn gì phòng ngừa đột quỵ?

Sức khỏe tim mạch, cân nặng và đột quỵ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, những thực phẩm có khả năng giúp chúng ta duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường,… có thể giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Nếu bạn chưa biết nên ăn gì phòng ngừa đột quỵ, dưới đây là những thực phẩm bạn nên tham khảo:

Cá hồi

Cá hồi có hàm lượng axit béo omega-3 cao, giúp kiểm soát huyết áp và giảm cholesterol xấu bên trong cơ thể. Thường xuyên ăn cá hồi có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh cá hồi, bạn có thể dùng thêm một số loại cá béo lành tính khác như cá trích, cá ngừ, cá thu,…

Các loại rau màu xanh đậm

Thực phẩm phòng ngừa đột quỵ nào nên ăn? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn nên cân nhắc ưu tiên các loại rau xanh trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Rau xanh ít chất béo và calo nhưng lại giàu chất xơ cũng như các chất dinh dưỡng khác, bao gồm vitamin A, vitamin C, kai, folate,…

Ăn gì phòng ngừa đột quỵ?

Ăn các loại rau màu xanh đậm có thể giúp kiểm soát cân nặng và duy trì sức khỏe tim mạch, giữ cho huyết áp ở mức ổn định và hạn chế nguy cơ đột quỵ. Một số loại rau xanh tốt cho sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn bao gồm cải xoăn, rau muống, rau bina,….

Khoai lang

Khoai lang được biết đến như một “thực phẩm vàng” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn chưa biết ăn gì phòng ngừa đột quỵ, hãy thử chọn ngay khoai lang!

Khoai lang có chứa hàm lượng chất xơ cao cũng như hợp chất chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ giảm cân, chống ung thư, giảm hình thành cholesterol xấu trong lòng mạch, từ đó ngăn ngừa đột quỵ.

Các loại hạt

Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí ngô,… đều có công dụng trong việc phòng ngừa đột quỵ. Đây cũng là các loại thực phẩm đứng đầu danh sách gợi ý nếu bạn chưa biết ăn gì phòng ngừa đột quỵ. 

Bên trong các loại hạt có chứa hàm lượng protein, magie, kali và chất béo không bão hòa đa cao. Không chỉ vậy, các loại hạt này còn chứa chất chống oxy hóa và chất xơ, cân bằng lượng đường trong máu, giảm viêm, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và đột quỵ.

Đậu nành

Ăn gì phòng ngừa đột quỵ? Thêm một loại thực phẩm bạn có thể cân nhắc chính là đậu nành.

Đạm đậu nành có khả năng tăng lượng cholesterol tốt cũng như giảm lượng cholesterol xấu trong máu, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Sử dụng 40g đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành mỗi ngày trong vòng ít nhất 1 tháng có thể giúp lượng cholesterol giảm đến khoảng 93%, hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Song song đó, mỗi ly sữa đậu nành còn có thể cung cấp khoảng 20mg isoflavones, ức chế sự tăng trưởng của các tế bào gây ra mảng bám trên thành động mạch, từ đó ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.

Đậu tương lên men

Đậu tương lên men (Natto) là một gợi ý tiếp theo cho những ai chưa biết nên ăn gì phòng ngừa đột quỵ. Món ăn này có nguồn gốc từ Nhật Bản, ăn cùng với cơm trắng, làm nhân sushi cuộn, nấu thành súp hoặc nấu chung với nước dùng của mì Soba. Bạn cũng có thể ăn đậu tương lên men khô như một món ăn vặt tốt cho sức khỏe.

Phòng tránh bệnh đột quỵ

Giữ huyết áp ở mức ổn định

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đột quỵ. Để duy trì huyết áp ở mức lý tưởng dưới 135/85 mmHg, bạn cần giảm muối trong chế độ ăn uống, không quá 1,5 g mỗi ngày (khoảng 1/2 thìa cà phê), tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol như bánh mì kẹp thịt, phô mai và kem; nên ăn 4-5 phần rau và trái cây mỗi ngày, 2-3 phần cá mỗi tuần.

Bên cạnh đó, bạn cần tiêu thụ thêm ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít chất béo. Người bệnh có thể dùng thêm thuốc ổn định huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng tránh bệnh đột quỵ

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Giữ ấm cơ thể

Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh bệnh nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. 

Câu hỏi thường gặp

Đột quỵ là gì?
Ăn gì phòng ngừa đột quỵ?

Sponsored Links:

'
'