Tác dụng của xông lá trầu không đối với trẻ sơ sinh

Đây là bài viết 31 / 36 trong series Nuôi dạy trẻ nhỏ

Có rất nhiều mẹ đã truyền tai nhau về loại thảo dược tắm cho trẻ sơ sinh mang lại hiệu quả bất ngờ, trong đó tắm hoặc xông cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không cũng không ngoại lệ. Cùng isuckhoe tìm hiểu về sự thật này nhé!

Tác dụng của xông lá trầu không đối với trẻ sơ sinh
Tác dụng của xông lá trầu không đối với trẻ sơ sinh

Lá trầu không có những tác dụng gì đối với đời sống?

Trong đời sống hàng ngày, lá trầu không cũng được xem là một trong những loại “thảo dược” dân gian, giúp chúng chữa được nhiều bệnh.

Bởi bản thân lá trầu không có chứa Chavivol – một hoạt chất Phenol giúp giảm đau, chống viêm, nhanh lành vết thương, nhất là cực kỳ phù hợp trong việc điều trị đau khớp,…

Ngoài ra, trong trường hợp bị ho dai dẳng, viêm phế quản chúng ta cũng có thể sử dụng lá trầu không kết hợp với nụ đinh hương và nhục đầu khấu để giúp tan đờm. Hoặc đối với mẹ sau sinh không may bị tắc tia sữa cũng có thể dùng lá trầu không hơ nóng vừa phải rồi đắp vào bầu ngực để giúp sữa xuống, giảm đau nhức.

Tác dụng của lá trầu không với trẻ nhỏ

Mẹo chữa khóc dạ đề

Với trẻ ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc. Cách này có tác dụng rất tốt đối với trẻ hay khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

Dùng lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn bé, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên.

Ngoài ra, còn có thể đặt trực tiếp hoặc giã nát lá trầu rồi đắp vào mông, đùi, tay, chân. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

Tác dụng của lá trầu không với trẻ nhỏ
Tác dụng của lá trầu không với trẻ nhỏ

Làm thuốc giảm đau

Giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau.

Chỉ cần làm 2-3 lần vết thương sẽ giảm đau đáng kể.

Khử trùng, chữa hăm cho bé

Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng poly-phenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.

Ngoài ra, bạn có thể lấy nước lá trầu đã đun để rửa bộ phận sinh dục cho trẻ để tránh bị hăm, đỏ ở bẹn.

Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu

Dùng lá trầu không hơ nóng (không nóng quá) và vuốt bụng cho bé, vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới.

Trị ho cho trẻ

Rửa sạch lá trầu, giã nhuyễn, sau đó lọc qua nước ấm để lấy nước cốt. Hàng ngày, lấy ra cho bé uống 5-10ml/lần, ngày 2 lần.

Khoảng 3-5 ngày, bé sẽ hết ho, có thể pha thêm mật ong cho bé dễ uống.

Trị ho cho trẻ

Đối với trẻ bị  trầy xước tay chân, phát ban, sưng viêm, khó tiêu, táo bón thì giã lá trầu không rồi đắp lên chỗ bị đau sẽ hiệu nghiệm. 

Chữa táo bón cho trẻ

Đối với trường hợp táo bón của trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu (hay mật ong) sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.

Giúp bé hết nấc cụt

Đối với trẻ sơ sinh hay bị nấc, Bạn có thể hơ lá trầu không cho ấm, đặt vào thóp bé, giữ nguyên khoảng 10 phút rồi cho em bé bú mẹ. Bé sẽ hết nấc và ngủ ngon hơn. 

Chú ý: Bà mẹ không nên dùng than trong phòng kín để hơ lá trầu không. Điều này gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé. 

Có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh hay không?

Theo 1 số kinh nghiệm dân gian thì tác dụng của việc hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh chính là chống táo bón, giảm đau, khó tiêu, đau bụng do đầy hơi, chữa ho, bảo vệ răng, khử trùng, chữa viêm phế quản hay nấm…

Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh việc hơ lá trầu không cho bé sẽ có những tác dụng như trên. Việc hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh là phương pháp chữa bệnh dân gian, chưa được kiểm chứng. Do vậy các bậc cha mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện với em bé của mình. Thay vào đó, cha mẹ có thể cho bé tắm nước lá trầu không.

Giúp trị chàm sữa từ lá trầu không

Nhờ vào những thành phần hiếm có của lá trầu không giúp chống viêm, kháng khuẩn khá mạnh, nên lá trầu không có tác dụng trong việc điều trị chàm sữa cho trẻ khá hiệu quả.

Có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh hay không?

Để làm được việc đó, cha mẹ cần lấy tầm 2-3 lá trầu rồi cho vào nồi đun với nước trong thời gian từ 15-20 phút. Sau đó, mẹ lấy phần nước lá trầu đó pha với nước trắng sạch để tắm cho bé, bã trầu có thể sử dụng để trà nhẹ lên vùng da của trẻ bị chàm nhằm tăng thêm hiệu quả điều trị được cao hơn.

Ngoài việc sử dụng đun nước để tắm cho trẻ, các mẹ cũng có thể vò lát lá trầu hoặc giã nhuyễn ra lấy nước để thoa lên trên vùng da bị chàm của trẻ.

Loại bỏ tình trạng hăm tã từ lá trầu không

Tình trạng bị hăm tã là một trong những bệnh lý ngoài da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và các trẻ nhỏ, phần lớn các nguyên nhân dẫn tới thói quen để đóng tã/bỉm thường xuyên xảy ra ở trẻ. Khi bị hăm tã sẽ làm cho trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu và đau rát, nếu mẹ mà kiên trì tắm lá trầu không cho trẻ thì sẽ nhanh chóng khắc phục các tình trạng này.

Cách thực hiện, bạn chỉ cần lấy từ 3-4 lá trầu không còn xanh mướt, không được lấy lá đã bị dấp úa, rửa thật sạch với nước muối loãng và đun sôi trong vòng 15-20 phút.

Khi thấy lá trầu không đã không còn tiết ra tinh dầu được nữa, mẹ sử dụng nước này để lau rửa tại vùng da của trẻ bị hăm tã. Nên thực hiện liên tục trong vòng từ 3-4 ngày thì tình trạng này của trẻ sẽ giảm đi đáng kể, mà mẹ có thể nhìn thấy.

Điều trị rôm sẩy từ lá trầu không

Rôm sẩy cũng là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, và bùng phát khá nhiều vào mùa hè, để loại bỏ tình trạng rôm sẩy này cho trẻ thì các mẹ sử dụng lá trầu không rửa thật sạch sẽ, cắt lát nhỏ cho vào trong nồi đun với lượng nước từ 1 – 1,5 lít nước để cho tinh dầu ở trong lá tiết ra. Tiếp đó mẹ sử dụng lá trầu không tắm liên tục cho trẻ mỗi ngày tới khi trẻ khỏi hẳn thì sẽ ngừng lại.

Sponsored Links:

'
'