Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Đây là bài viết 29 / 41 trong series Kiến thức sinh sản

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, đầy đủ cho trẻ sơ sinh không chỉ bắt đầu sau sinh mà cha mẹ cần chuẩn bị mọi mặt từ giai đoạn trước sinh, đặc biệt về mặt kiến thức và tâm lý.

Với người mẹ sinh con lần đầu, hẳn còn nhiều bỡ ngỡ không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào cho đúng. Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Chăm trẻ sơ sinh trong 7 ngày tuổi

Đối với trẻ sơ sinh, 7 ngày đầu tiên sau khi chào đời là khoảng thời gian rất quan trọng, đây là khoảng thời gian trẻ có nguy cơ tử vong cao nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách. Tỷ lệ trẻ tử vong trong thời gian này do không được chăm sóc là khá cao, khoảng 50%.

Chú ý giữ ấm cho trẻ

Trong thời gian này, thần kinh sọ não của trẻ sẽ bị ức chế nên trẻ sẽ ngủ rất nhiều và chỉ thức dậy khi đói hoặc tã bị ướt. Với trẻ dưới 1 tháng tuổi, điều quan trọng nhất đó là giữ ấm cho trẻ. Nếu trẻ sơ sinh bị lạnh, bé có thể bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây bệnh.

Nếu như không có vấn đề gì thì nên để trẻ nằm cùng với người mẹ, việc này sẽ giúp trẻ luôn ấm áp nhờ có hơi ấm từ người mẹ và trẻ cũng luôn được quan sát để kịp thời xử lý sự cố không mong muốn nếu có.

Giữ ấm cơ thể cho trẻ

Cho trẻ bú thường xuyên

Khi rời xa môi trường ấm áp, đầy đủ dinh dưỡng trong bụng mẹ, trẻ rất có thể bị đói và rét do cần nhiều năng lượng để chống chịu với môi trường bên ngoài. Các bậc cha mẹ cần lưu ý, trẻ sơ sinh có nhu cầu ăn rất cao nên mẹ cần đáp ứng trẻ ngay sau khi chào đời. 

Sau đó cũng cần đáp ứng nhu cầu bú sữa của trẻ bất cứ lúc nào trẻ thấy đói chứ không thể cho trẻ sơ sinh bú theo giờ ấn định được.

Một số biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh chưa đầy tháng thường gặp một số biểu hiện như đi ngoài phân su, phân thường có màu xanh thẫm, không có mùi hoặc đặc quánh,… Tuy nhiên, nếu hơn 2 ngày mà trẻ không đi ngoài phân su hoặc có những biểu hiện bất thường như giảm cân, vàng da, bị sặc khi bú, tím tái, khó thở, khóc nhiều, cứng hàm hoặc ngủ li bì thì cha mẹ cần đưa ngay bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

Một số trường hợp đầu của bé có xuất hiện bướu huyết thanh thì cha mẹ không nên chọc hút tránh gây nhiễm trùng nguy hiểm. Trường hợp này chỉ cần theo dõi và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hướng dẫn bế trẻ sơ sinh đúng cách

Khi bế bé lần đầu tiên, người mẹ thường có chút lúng túng nhưng hãy nhẹ nhàng, sau vài ngày, mẹ sẽ biết bé thích được bế ở tư thế nào nhất. Mỗi bé sẽ thích được bế ở một tư thế riêng, có bé thích vác vai, có bé thích được ẵm ngửa…Trước khi bế bé lên, người mẹ cần lên tiếng cho bé biết là sẽ bế bé.

Hướng dẫn cách bê trẻ sơ sinh

Hãy nhìn và âu yếm trò chuyện với bé, nhẹ nhàng luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông bé để bế bé lên một cách nhẹ nhàng. Điều này giúp bé không giật mình, khóc hoảng vì bất ngờ bị nhấc lên khỏi chỗ nằm.

Với những bé mới lọt lòng, tư thế bế trẻ an toàn và dễ dàng nhất là cho bé nằm ngang. Mẹ cố gắng giữ cho phần đầu và cổ của bé nằm trên một đường thẳng, bụng bé ép vào bụng mẹ, mặt bé quay vào ngực mẹ. 

Cách cho bé sơ sinh bú đúng cách

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ có thể chứa được 30 – 90ml sữa mỗi cữ bú, và cứ 2-3 tiếng bé sẽ bú một lần. Tùy từng trường hợp sẽ có bé bú nhiều hơn hoặc ít hơn. Mẹ cũng cần chú ý đến dấu hiệu bé đói. Một số bé khóc rất to, một số khác lại chỉ mút tay, chép môi, quay đầu tìm sữa mẹ.

Trong vài ngày đầu tiên sau sinh, trẻ sơ sinh sẽ giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể. Đây là điều hoàn toàn bình thường do bé thải phân su (chất cặn bã tích tụ trong bụng khi bé ở trong tử cung của mẹ). Mẹ đừng vì thấy bé giảm cân mà cố ép bé bú nhiều hơn lượng sữa bé cần nhé. Nên nhớ dạ dày của bé rất nhỏ, bé không có khả năng bú nhiều như mẹ nghĩ đâu.

Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, thậm chí ngủ quên ăn. Nên mẹ cứ cách 2-3 tiếng phải đánh thức bé dậy bú, nếu không bé đói sẽ bị hạ đường huyết. Khi đánh thức bé, tuyệt đối không lay người bé, vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh non nớt của bé. Thay vào đó, mẹ cù chân nhẹ nhàng để bé thức giấc. Một lưu ý nữa là tuyệt đối không để bé vừa ngủ vừa bú, và không bú nằm vì sẽ khiến bé sặc rất nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh cần được ợ hơi sau mỗi cữ bú để không bị khó chịu trong bụng. Theo Parenting, cách đơn giản nhất cho bé ợ hơi là mẹ bế bé lên tựa vào vai mình, một tay đỡ mông chân bé, tay kia vỗ nhẹ lên lưng bé. Bé sơ sinh cũng hay bị nấc.

Mẹ đừng quá hoảng hốt vì đây là hiện tượng bình thường do các cơ quan của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Nôn trớ cũng vậy, mẹ đừng quá lo lắng nhé. Nếu bé nôn trớ nhiều kèm khóc liên hồi không dứt thì mới phải đưa bé đến bệnh viện.

Cách đặt trẻ sơ sinh ngủ đúng tư thế

Phòng ngủ của bé nên sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh để bé dễ ngủ. Với trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, nhiệt độ phòng thích hợp là khoảng 28ºC. Nếu dùng điều hòa, bạn không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì có thể khiến bé bị cảm lạnh dù đã được quấn khăn và đắp chăn đầy đủ.

Cách đặt trẻ sơ sinh ngủ đúng tư thế

Song bạn cũng không nên để con ngủ trong phòng có nhiệt độ cao khiến con dễ đổ mồ hôi gây ngứa ngáy, khó chịu, bé ngủ không ngon giấc. Việc ngủ ngon giấc sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ chỉ có thể ngủ ngon khi được bú no, cơ thể sạch sẽ, phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát.

Bạn có thể massage nhẹ nhàng cho bé trước khi con ngủ. Bạn có thể cho bé nằm nôi và đung đưa nhẹ, hát ru khe khẽ hoặc mở nhạc êm dịu để bé dễ ngủ hơn.

Bạn nên tránh cho bé ngủ ở tư thế nằm sấp, nếu cho trẻ nằm sấp thì phải theo dõi cẩn thận vì trẻ dễ có nguy cơ đột tử. Thêm một lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng là bạn không nên để gối, thú nhồi bông… xung quanh trẻ. Những thứ này dễ khiến trẻ bị ngạt thở nếu chẳng may chúng đè vào mũi bé.

Bao lâu thì nên thay tã cho trẻ sơ sinh?

Mẹ có thể cho bé dùng tã vải hay tã giấy hoặc dùng xen kẽ cả hai loại tã để tiết kiệm. Khi chọn tã giấy cho con, nên chọn loại có kích cỡ thích hợp, có tính năng chống hăm, ngứa. Nếu cho con dùng tã vải, nên chọn loại có chất liệu cotton mềm, thấm nước tốt.

Trẻ bú sữa mẹ có xu hướng đại tiện nhiều hơn trẻ bú sữa công thức, do chất dinh dưỡng trong sữa công thức tiêu hóa lâu hơn, nên trẻ bú sữa công thức đại tiện ít hơn.

Trẻ bú sữa mẹ thường đại tiện 4 lần hoặc nhiều hơn, trong khi đó trẻ bú sữa công thức đại tiện khoảng 1-3 lần tùy từng bé. Nếu phân của bé có chứa chất nhầy màu trắng hoặc sọc hoặc đốm màu đỏ, mẹ cần đưa bé đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm.  

Nên thay tã cho bé ngay sau khi bé tè hay ị. Khi thay, phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé bằng khăn mềm và nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Nên thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi mặc tã mới cho trẻ.

Một số lưu ý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi không thể thiếu việc đo nhiệt độ cho trẻ hàng ngày. Sức khỏe của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên hãy chuẩn bị một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể mỗi khi thấy bé nóng lên hay chân tay lạnh.. Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là từ 36,5 đến 37 độ C.

  • Nếu nhiệt độ cao hơn 37,5 độ C thì nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng và bỏ bớt chăn cho trẻ, cho bé bú nhiều hơn;
  • Nếu nhiệt độ cao hơn 38 độ C thì có nghĩa trẻ đã bị sốt, nếu lau mát và hạ sốt không có tác dụng thì hãy đưa trẻ đến khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế.

Một điều đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mà cha mẹ nhất định phải nhớ, đó là cơ thể trẻ sơ sinh rất yếu ớt, sức đề kháng kém nên tuyệt đối không được để người khác ôm, hôn vào miệng trẻ, việc làm này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và các loại vi trùng có hại xâm nhập, gây bệnh cho trẻ.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh chưa đầy tháng sẽ rất bỡ ngỡ đối với những gia đình lần đầu tiên chào đón em bé. Tuy nhiên cha mẹ và người thân khác của bé nên cố gắng học cách chăm sóc trẻ đúng cách, bởi sự chăm sóc trong những ngày đầu đời này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé sau này.

Đọc thêm:

Cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Thời điểm nào cho trẻ uống sữa ngoài?

Trẻ ốm ăn gì nhanh khỏi?

Nguyên nhân trẻ khóc đêm – Giải pháp dành cho cha mẹ

Tác dụng của xông lá trầu không đối với trẻ sơ sinh

Cách điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ

Câu hỏi thường gặp

Bao lâu thì nên thay tã cho trẻ sơ sinh?

Sponsored Links:

'
'