Cách điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ

Đây là bài viết 30 / 34 trong series Nuôi dạy trẻ nhỏ

Chàm sữa em bé hay còn gọi là lác sữa, là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị sớm sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm cho làn da bé. Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!

Cách điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ
Cách điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa (Lác sữa) không phải tình trạng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Chàm sữa tuy không nguy hiểm nhưng lại khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Cha mẹ cần lưu ý để phát hiện và điều trị chàm sữa kịp thời cho bé.

Chàm sữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, thường hay gặp ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ sinh ra bị chàm sữa với đặc điểm da khô, bong vảy ở đầu, trán, mặt và nổi bật nhất là ở 2 bên má. Bệnh thường nặng lên vào mùa đông khi thời tiết khô hanh.

Chàm sữa tái phát nhiều lần dễ dẫn đến chàm thể tạng, cha mẹ nên lưu ý để kịp thời cho bé thăm khám và điều trị với các bác sĩ Da liễu.

Đặc trưng của chàm sữa và phân loại

Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng ở trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi, có đặc tính là bệnh viêm da mạn tính, với đặc trưng bởi 3 triệu chứng chính là khô da, đỏ da và ngứa nhiều.

Bệnh thường khởi phát lúc trẻ 2 – 3 tháng tuổi, đặc trưng là các đám mụn nước trên nền da đỏ vùng 2 má, trán và cằm, trẻ cào gãi nhiều do ngứa khiến tổn thương chảy dịch nhiều, bệnh nhân bị ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý “ngứa – gãi” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng.

Phân loại chàm sữa

– Cấp tính: Nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mài, ngứa.

– Mạn tính: Rát, mảng da dày, khô, tróc vảy, nhiều rãnh ngang và thay đổi sắc tố da sau viêm

– Bán cấp: Sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa?

Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên các yếu tố sau được xem là nguy cơ khởi phát bệnh và có thể khiến bệnh nặng hơn:

  • Di truyền, cha mẹ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, dị ứng da, thời tiết, …
  • Cơ địa dị ứng
Vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa?
Vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa?
  • Sống trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng như lông vật nuôi, khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, phấn hoa, xà phòng, các chất tẩy rửa…
  • Dị ứng thực phẩm như trứng, sữa, cũng có thể gây ra bệnh chàm sữa.
  • Dị ứng thời tiết, khí hậu lạnh, nóng, khô thay đổi.
  • Da khô, không được đảm bảo độ ẩm, thường xuyên tắm rửa nhiều làm mất cân bằng độ ẩm trên da.
  • Nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên da.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Theo một số nghiên cứu khoa học, bé bị chàm sữa có thể do một số nguyên nhân như sau :

  • Chàm sữa thường xuất hiện ở những bé có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh mề đay, hen suyễn, dị ứng da do thời tiết.
  •  Do dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ. Nếu mẹ ăn nhiều đồ tanh, hải sản, chất giàu đạm sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa, khiến cơ thể bé không thích ứng được gây ra dị ứng.
  • Một số tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, lông động vật chó, mèo hoặc các đồ chơi của trẻ nếu không được vệ sinh kĩ cũng là nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa.

Ðiều trị chàm sữa trẻ em

Chàm sữa trẻ em là bệnh rất dễ tái phát do dị ứng khi ăn uống hoặc thời tiết thay đổi. Mục đích của việc điều trị là bình thường hóa làn da và kéo dài thời gian lành bệnh để hạn chế bệnh tái phát, bởi bệnh rất khó điều trị khỏi hẳn. Do đó, trẻ đang bị chàm sữa cấp tính cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn gây bệnh.

Ðiều trị chàm sữa trẻ em
Ðiều trị chàm sữa trẻ em

Bên cạnh đó, cần chăm sóc da trẻ với các sản phẩm đặc biệt giúp cải thiện da bé. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể sử dụng sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc bôi với liều lượng phù hợp và an toàn. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, hoặc làm theo các bài thuốc dân gian vì có thể khiến bệnh chàm sữa trẻ em nặng thêm.

Một số kem chăm sóc da có thể dùng cho bé gồm Ceradan hay Dexeryl…

Đọc thêm:

Hãy để trẻ được ốm? Nên hay không nên?

Cách trị nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?

Hội chứng TIC – Căn bệnh trẻ dễ mắc phải mà cha mẹ thường không hay biết

Nguyên nhân trẻ khóc đêm – Giải pháp dành cho cha mẹ

Tác dụng của xông lá trầu không đối với trẻ sơ sinh

Sử dụng dầu dừa chữa chàm sữa cho trẻ

Trẻ nhỏ từ độ tuổi 2 tháng trở lên rất dễ mắc bệnh da liễu là chàm sữa, khiến cho da bé bị nổi mẩn đỏ, ngứa, khô và chảy ra chất dịch màu vàng từ các mụn mủ nước. Không chỉ vậy, cha mẹ cũng khá khổ sở vì khi bé mắc bệnh sẽ quấy khóc, khó chịu liên tục. Vì vậy, để không còn tình trạng này nữa, rất nhiều cha mẹ đã tìm đến dầu dừa để chữa trị bệnh cho con.

Sử dụng dầu dừa chữa chàm sữa cho trẻ
Sử dụng dầu dừa chữa chàm sữa cho trẻ

Sở dĩ lựa chọn dầu dừa vì từ lâu, dầu dừa đã là công cụ sản phẩm làm đẹp nổi tiếng, có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu trên da, kháng viêm, chống vi khuẩn, dưỡng ẩm và hỗ trị điều trị chàm sữa ở trẻ một cách hiệu quả.

  • Dầu dừa có tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa cao nên nó có thể ức chế được vết viêm loét ở bề mặt da, giúp da của bé được mềm mại, giảm vết ửng đỏ, hạn chế tình trạng khô da và ngứa ngáy ở bề mặt da.
  • Trong dầu dừa có chứa thành phần là axit lauric, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn và virus tích tụ trên bề mặt da.
  • Thành phần vitamin E có trong dầu dừa cùng một loạt chuỗi chất béo có tác dụng dưỡng ẩm, tăng cường độ đàn hồi và giúp da trẻ luôn mịn màng. Không chỉ vậy, dầu dừa còn là chất làm mềm da, có công dụng bảo vệ làn da một cách tự nhiên.
  • Hai thành phần là phytonutrients và polyphenols có trong dầu dừa có khả năng chống oxy hóa, nhanh chóng làm lành các vùng da bị tổn thương ở bề mặt da, thúc đẩy các tế bào da liên kết hiệu quả.
  • Dầu dừa còn làm các triệu chứng như ngứa ngáy, ửng đỏ làn da suy giảm nhanh, giúp trẻ luôn có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn ở da.
  • Dầu dừa có các thành phần khá an toàn, không gây kích ứng da, tiện lợi trong quá trình làm đẹp nên được rất nhiều người tin dùng và lựa chọn sử dụng.
 

Câu hỏi thường gặp

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa?
Chàm sữa là gì?

Sponsored Links:

'
'