Trẻ bước sang tháng thứ 7 sẽ bắt đầu tập làm quen với cháo dinh dưỡng. Nhiều bậc phụ huynh thường dễ hiểu nhầm về khái niệm cháo dinh dưỡng cho bé. Món ăn này phải đảm bảo cung cấp đầy đủ giữa chất đạm và vi chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt an toàn cho sức khỏe của bé. Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết:
Cháo dinh dưỡng cho bé từ 7 tháng có gì khác biệt?
Bắt đầu từ tháng thứ 7, con có thể ăn nhiều loại đồ ăn hơn và đồng nghĩa với việc con cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Khi nấu cháo cho bé, mẹ không cần phải nấu quá loãng. Nhưng phải chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho trẻ.
Con có thể ăn 2 bữa cháo/ngày vì con đã bắt đầu lẫy, lật, bò vì vậy cần phải được cung cấp nhiều năng lượng hơn. Hãy thay đổi đa dạng các món cháo mỗi ngày để con quen được vị giác. Đồng thời sẽ kích thích trẻ ăn nhiều hơn, con cảm thấy hứng thú hơn. Thông qua việc ăn uống, mẹ sẽ biết khẩu vị của con như thế nào để lựa chọn giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Các thành phần cần thiết trong món cháo dinh dưỡng cho bé
Một bát cháo dinh dưỡng cho bé phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin – khoáng chất và chất béo.
- Bột: mẹ có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn để nấu cháo cho bé, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn).
- Đạm: ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…
- Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.
- Chất béo: có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…
Cháo dinh dưỡng cho bé có tốt không?
Trên thực tế có nhiều bà mẹ khi đưa bé đi khám thì mới biết thể trạng con mình đang rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen mua cháo dinh dưỡng bên ngoài cho con ăn thường xuyên. Nhiều bé rất thích ăn cháo, ăn thật nhiều nhưng mãi không lên cân. Lý giải chuyên sâu về điều này, các chuyên gia cho rằng thực phẩm chế biến cháo dinh dưỡng không đa dạng, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Nhiều món cháo mua bên ngoài thường bỏ rất nhiều hạt nêm, mắm muối. Tuy chúng hợp với khẩu vị người lớn nhưng chẳng hề tốt cho thận của bé.
Một số chú ý khi lựa chọn nguyên liệu
Chọn gạo: Gạo là thành phần chính không thể thiếu khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Vì thế, chúng ta nên chọn mua loại gạo tròn, căng, màu trắng sữa và không lẫn tạp chất quá nhiều.
Bạn có thể chọn loại gạo dẻo thơm để khi nấu cháo, sẽ có độ đặc sánh, thơm ngon hơn đấy. Ngoài ra, gạo dùng để nấu cháo ăn dặm tốt nhất là gạo vẫn còn lớp vỏ cám bên ngoài đấy.
Chọn rau củ: Không chọn nững rau héo úa, dập nát và có mùi lạ. Đảm bảo ngâm rửa sạch rau và gọt bỏ vỏ đối với củ quả trước khi chế biến cho trẻ.
Khi nấu cháo dinh dưỡng, các bạn chỉ nên lấy phần lá, thân mềm và bỏ các phần thân già, cứng đi nhé. Vì nó sẽ gây khó tiêu cho các bé đấy.
Chọn thịt, tôm, cá...: Chọn thịt khô ráo, màu sắc tươi tự nhiên, có độ đàn hồn. Tuyệt đối tránh thịt có màu tái xanh, kém tươi, màng ngoài nhớt, dính. Đó là thịt đã ôi thiu và để lâu ngày thì không dùng để nấu cháo dinh dưỡng cho bé.