Dấu hiệu trẻ chậm nói – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đây là bài viết 29 / 37 trong series Nuôi dạy trẻ nhỏ

Hiện nay, Dấu hiệu trẻ chậm nói có biểu hiện chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. “Trẻ em như thế nào là chậm nói?” Đây là câu hỏi chung của rất nhiều các bậc phụ huynh. Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Dấu hiệu trẻ chậm nói - Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu trẻ chậm nói – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ được biểu hiện như sau:

Từ 3 – 6 tháng: Trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện, quay đầu về phía có tiếng động phát ra. Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau. Nói được nguyên âm ‘a’, từ ‘ba’, ‘bà’.

Từ 6 – 9 tháng: Nói được 2 âm khác nhau như ‘ma ma’, ‘da da’.

Từ 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm ‘ê’ ‘a’ kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. Khoảng 11 tháng hay một tuổi có trẻ nói được khoảng hai ba từ đơn khá rõ, như: bố, bà, măm…

Từ 12 – 15 tháng: Trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.

Từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi được 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau.

Ở giai đoạn này trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố, hình con cá, hình con chó…

Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Từ 18 tháng đến 2 tuổi: Trẻ biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.

Từ 2 – 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản.

Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không. Sau giai đoạn này trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.

Từ 3 – 4 tuổi: Trẻ nói được các câu phức tạp, bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao,…

Nguyên nhân trẻ bị chậm nói

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị chậm nói, tuy nhiên cụ thể thì có thể nhóm lại thành 2 nhóm chính, đó là:

Nguyên nhân bệnh lý

Khi các cơ quan liên quan tới phát âm như tai, mũi, họng của bé xuất hiện vấn đề hoặc não bộ hoặc bộ phận chỉ huy ngôn ngữ xuất hiện các vấn đề như dị tật, bại não, viêm màng não hay di chứng để lại sau khi xuất huyết não, thì cũng có thể dẫn tới chứng chậm nói ở trẻ.

Nguyên nhân tâm lý

Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, vì lý do cơm áo gạo tiền nên nhiều cha mẹ không quan tâm đủ tới con cái, điều này cũng dẫn đến việc trẻ bị chậm nói hơn bình thường. Hay ngược lại, sự cưng chiều thái quá của các bậc phụ huynh cũng là một nguyên nhân. Hoặc sâu xa hơn có thể là trường hợp bé bị ảnh hưởng tâm lý từ một hoặc những biến cố trong cuộc sống.

Dấu hiệu trẻ chậm nói

Trẻ được 3 – 4 tháng tuổi chậm nói

  • Trẻ không đáp ứng với tiếng động mạnh.
  • Trẻ không phát ra âm thanh gừ gừ.
  • Hoặc trẻ bắt đầu gừ gừ nhưng không biết bắt chước các âm thanh khác (khi được 4 tháng tuổi).
Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói
Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói

Trẻ 7 tháng tuổi chậm nói

  • Biểu hiện cảnh báo đáng tin cậy nhất là: trẻ không đáp ứng với tiếng động.

Trẻ 12 tháng tuổi chậm nói

  • Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác (trong khi những em bé khác đã bắt đầu sử dụng âm thanh, cử chỉ hay lời nói), kể cả khi trẻ cần giúp đỡ hay mong muốn điều gì đó.
  • Trẻ không biết nói bất kì một từ nào, ví dụ: “mẹ” hoặc “ba”.
  • Không bi bô, không phát ra các phụ âm (ví dụ: p hoặc b).
  • Trẻ không biết thực hiện các động tác đơn giản như: vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay vào đồ vật bé muốn.
  • Trẻ không có phản ứng khi được đúng gọi tên.
  • Không hiểu và không có hành động phản ứng với các từ đơn giản như: “không”, “chào bé” và “bai bai”.
  • Trẻ có biểu hiện không quan tâm đến thế giới xung quanh.

Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói

Trẻ 16 tháng chậm nói

  • Trẻ được 16 tháng những vẫn không hiểu và không phản ứng gì với các từ như: “không”, “dậy nào”.
  • Không thể nói được bất kỳ từ ngữ nào.
  • Không biết chỉ vào đồ vật hay bức tranh ở trước mặt khi được hỏi, ví dụ cha mẹ hỏi: “Quả bóng đâu”.
  • Trẻ không biết chỉ vào vật mình thích, như kiểu muốn diễn đạt ý “Mẹ/Ba nhìn đây!” và kết hợp với động tác ngước nhìn ba mẹ.

Trẻ chậm nói có phải là tự kỷ không?

Chậm nói là một biểu hiện của tự kỷ ở trẻ nhưng trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ không lại là vấn đề khác.

Thực tế, theo báo cáo của nhiều nghiên cứu, có khoảng ¼ trẻ bị chậm nói. Trong đó, vẫn có nhiều trẻ phát triển bình thường, có khả năng đạt được các mốc phát triển như những em bé khác khi lên 2. Những trường hợp này, chậm nói là do có vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng, thậm chí gặp vấn đề về thính giác.

Trẻ chậm nói có thể có một vài biểu hiện giống tự kỷ như: chậm đáp ứng nhu cầu của người lớn, giao tiếp ngôn ngữ kém… Tuy nhiên, vận động và thể chất của bé lại hoàn toàn bình thường. Bé chậm nói nhưng vẫn giao tiếp tốt với người thân bằng ánh mắt, giao cảm.

Trẻ chậm nói có phải là tự kỷ không?

Như vậy, tuy chậm nói có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng không phải cứ chậm nói là tự kỷ. Trẻ chậm nói nếu có những dấu hiệu dưới đây thì có nguy cơ cao bị bệnh tự kỷ:

  • Không nói bập bẹ khi được 12 tháng tuổi.
  • Khi được 12 tháng tuổi vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử chỉ, điệu bộ giao tiếp phù hợp.
  • 16 tháng tuổi chưa biết nói từ đơn.
  • 24 tháng tuổi chưa nói câu 2 từ hoặc nói chưa rõ.

Đọc thêm:

Chăm trẻ ốm tại nhà như thế nào?

Bấm lông mi cho trẻ sơ sinh có giúp lông mi mọc dài hơn?

Nên bắt đầu giáo dục trẻ em từ độ tuổi nào?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ốm

Thời điểm nào cho trẻ uống sữa ngoài?

Trẻ ốm ăn gì nhanh khỏi?

Câu hỏi thường gặp

Trẻ chậm nói có phải là tự kỷ không?

Sponsored Links:

'
'