Chăm trẻ ốm tại nhà như thế nào?

Đây là bài viết 24 / 36 trong series Nuôi dạy trẻ nhỏ

Chăm trẻ ốm tại nhà đúng cách vừa giúp bé nhanh hồi phục, vừa giúp bố mẹ không bị áp lực tâm lý giống như chăm con ở bệnh viện. Trẻ đang ốm trẻ cần tăng cường năng lượng và chất dinh dưỡng để giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Việc chăm sóc trẻ đang ốm ngoài tuân thủ điều trị nghiêm ngặt theo hướng dẫn bác sĩ, bố mẹ cũng cần chú ý rất nhiều điều khác. Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Chăm trẻ ốm ngay tại nhà như thế nào?

Chăm trẻ ốm tại nhà như thế nào?

Xác định chính xác nguyên nhân khiến bé bị sốt

Sốt là phản ứng có lợi của cơ thể khi chống lại các yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh lý nguy hiểm cũng có thể gây tăng thân nhiệt khi khởi phát triệu chứng ban đầu. Do đó, nếu bé bị ốm sốt kèm theo dấu hiệu lờ đờ, mệt mỏi nghiêm trọng, bạn hãy đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ chẩn đoán và xử trí đúng cách.

Nếu là sốt gây ra do virus thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc và theo dõi tại nhà. Nếu trẻ sốt vì một nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ đưa ra xử trí phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho trẻ.

Cho trẻ uống nhiều chất lỏng

Bạn không thể chữa cảm lạnh hay cảm cúm cho con nhưng có thể điều trị các triệu chứng của bệnh. Những điều cơ bản giúp trẻ nhanh khỏi ốm bao gồm nghỉ ngơi tốt và nạp nhiều chất lỏng. Hãy cho con uống nhiều nước, sữa tươi hay sữa công thức để cung cấp đủ nước cho bé. Bạn cũng có thể cho con dùng trái cây đông lạnh, kem và thạch hoa quả. Đừng quên súp gà rất tốt cho người ốm, kể cả trẻ.

Cho trẻ nghỉ ngơi

Trẻ bị ốm thường rất mệt và cần nghỉ ngơi để lấy lại sức. Vì vậy khi trẻ bị ốm, mẹ nên để bé ở nhà và chỉ vận động nhẹ nhàng trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ, tránh nắng gắt và khói bụi. Việc để trẻ ở nhà cũng sẽ hạn chế mầm bệnh lây lan sang trẻ khác. Mẹ không nên ép bé ngủ khi bé không buồn ngủ. Hãy để trẻ làm những điều trẻ thích lúc này.

Uống Oresol đúng cách

Nhiều mẹ hay chia nhỏ gói oresol, pha nước ít, uống thành nhiều lần. Đây chính là sai lầm chết người mẹ nên đặc biệt tránh xa. Nhiều trẻ bị tiêu chảy sau khi uống oresol dạng này phải đối diện với nguy cơ ngộ độc và nhiều rủi ro nguy hiểm khác liên quan đến tính mạng. Mẹ cho bé uống đúng cách như sau: 

  • Pha đúng tỉ lệ in trên hướng dẫn sử dụng ở bao bì. Thông thường, mỗi gói oresol phải pha đúng với 1 lít nước.
  • Pha nguyên gói cho mỗi lần sử dụng, dù bé có thể không uống hết. Không chia nửa gói, sau đó tiết kiệm để dành. Vi khuẩn rất dễ xâm nhập.
Uống Oresol đúng cách
  • Dùng nước đun sôi để nguội pha với oresol. Tuyệt đối không dùng nước khoáng, nước đóng chai, vì cái ion im loại trong loại nước này sẽ làm mất cân bằng điện giải của oresol.
  • Mẹ phải đảm bảo bột oresol được khuấy tan hẳn trước khi cho bé uống. Nếu bé uống không hết, trong vòng 24 giờ, mẹ nên đổ đi, pha gói mới.
  • Dung dịch oresol với trẻ nhỏ khá khó uống. Vì vậy, đừng ép bé uống quá nhiều một lúc. Thay vào đó, cho bé uống từng ít một để tránh nôn trớ, làm bệnh càng trầm trọng hơn.
  • Không thêm muối, đường hay bất cứ chất làm ngọt, tạo hương vị nào khác vào dung dịch oresol pha cho bé uống.

Hạ sốt đúng cách

Khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, đừng vì sợ bé lạnh mà bố mẹ cho con mặc quá nhiều quần áo hoặc đóng kín cửa. Thay vào đó, bạn hãy cho con mặc quần áo thoải mái, nhẹ nhàng và ở trong một căn phòng thoáng đãng, mát mẻ. Điều này sẽ giúp bé nhanh chóng hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn.

Hạ sốt đúng cách
Hạ sốt đúng cách

Nếu muốn dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và nhất định phải làm đúng hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý tăng liều thuốc hạ sốt vì mong muốn con nhanh chóng khỏi bệnh. Việc này sẽ dễ khiến trẻ bị ngộ độc paracetamol – thành phần chủ yếu trong các loại thuốc hạ sốt. Tình trạng này sẽ tồi tệ hơn lúc bé chưa hạ sốt. Bạn cũng cần phải nhớ không dùng thuốc hạ sốt ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Với trẻ từ 4 tuổi trở lên, nếu được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị tại nhà, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và thành phần trên nhãn thuốc để chắc chắn nó không chứa aspirin hoặc những thành phần khác dành cho người lớn. Hơn nữa, việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc sẽ giúp bạn loại bỏ nguy cơ trẻ bị kích ứng với một trong các thành phần của thuốc (nếu có).

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi đang ốm

Chăm sóc trẻ bị ốm tại nhà ngoài những phương pháp trên, điều quan trọng là mẹ cần chú ý để chế độ dinh dưỡng của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sức khỏe. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi đang ốm
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi đang ốm

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ dưới 6 tháng tuổi là sữa mẹ. Do đó, khi trẻ ốm, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú và tăng số lần bú bởi sức mút vú của trẻ đang ốm sẽ kém hơn. Trường hợp bé không thể bú thì mẹ cần vắt sữa ra rồi đút cho bé.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi

Trẻ trên 6 tháng tuổi cần được cung cấp thêm dinh dưỡng từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,… Khi trẻ ốm, mẹ cần chế biến kỹ, nấu mềm và loãng hơn bình thường để giúp trẻ dễ tiêu hóa. Mẹ nên cho bé ăn ngay sau khi nấu. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thêm hoa quả chín, nước trái cây cho trẻ để tăng cường vitamin và khoáng chất. Trẻ đang ốm có thể sẽ biếng ăn, bố mẹ nên dỗ dành, chăm sóc để trẻ ăn nhiều, cung cấp đủ năng lượng để chống lại tác nhân gây bệnh.

Đọc thêm:

Bấm lông mi cho trẻ sơ sinh có giúp lông mi mọc dài hơn?

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị ốm

Thời điểm nào cho trẻ uống sữa ngoài?

Hãy để trẻ được ốm? Nên hay không nên?

Hội chứng TIC – Căn bệnh trẻ dễ mắc phải mà cha mẹ thường không hay biết

Nguyên nhân trẻ khóc đêm – Giải pháp dành cho cha mẹ

Tác dụng của xông lá trầu không đối với trẻ sơ sinh

Hạ sốt cho trẻ đúng cách

Khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, đừng vì sợ bé lạnh mà bố mẹ cho con mặc quá nhiều quần áo hoặc đóng kín cửa. Thay vào đó, bạn hãy cho con mặc quần áo thoải mái, nhẹ nhàng và ở trong một căn phòng thoáng đãng, mát mẻ. Điều này sẽ giúp bé nhanh chóng hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu muốn dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và nhất định phải làm đúng hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý tăng liều thuốc hạ sốt vì mong muốn con nhanh chóng khỏi bệnh. Việc này sẽ dễ khiến trẻ bị ngộ độc paracetamol – thành phần chủ yếu trong các loại thuốc hạ sốt. Tình trạng này sẽ tồi tệ hơn lúc bé chưa hạ sốt. Bạn cũng cần phải nhớ không dùng thuốc hạ sốt ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Với trẻ từ 4 tuổi trở lên, nếu được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị tại nhà, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và thành phần trên nhãn thuốc để chắc chắn nó không chứa aspirin hoặc những thành phần khác dành cho người lớn. Hơn nữa, việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc sẽ giúp bạn loại bỏ nguy cơ trẻ bị kích ứng với một trong các thành phần của thuốc (nếu có).

Sponsored Links:

'
'