Hội chứng TIC – Căn bệnh trẻ dễ mắc phải mà cha mẹ thường không hay biết

Đây là bài viết 34 / 36 trong series Nuôi dạy trẻ nhỏ

Các chứng bệnh lạ xuất hiện ngày càng nhiều và đe dọa đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong đó, chúng ta có thể kể đoán rối loạn Tic. Dù nghe có vẻ lạ lẫm nhưng bệnh đang có xu hướng xuất hiện phổ biến hơn trong thời đại công nghệ thông tin phát triển – một trong những nguyên nhân dẫ đến hội chứng này. Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Hội chứng TIC - Căn bệnh trẻ dễ mắc phải mà cha mẹ thường không hay biết
Hội chứng TIC – Căn bệnh trẻ dễ mắc phải mà cha mẹ thường không hay biết

Hội chứng tic ở trẻ em là gì?

Tic là một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích, xảy ra bất ngờ nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn tic ở trẻ.

Mức độ nghiêm trọng của hội chứng tic tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ. Hội chứng này thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11 – 12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn nhưng cũng có trẻ sẽ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.

Các loại rối loạn TIC

Rối loạn Tic thường bắt đầu từ thời thơ ấu, xảy ra ở người dưới 18 tuổi và xuất hiện lần đầu khi trẻ khoảng 5 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn Tic; thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11-12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn, nhưng cũng có trẻ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.

Nhiều trường hợp Tic chỉ là tạm thời và giải quyết trong vòng một năm. Tuy nhiên, một số trường hợp lại phát triển thành rối loạn Tic mãn tính.

Các loại rối loạn TIC
Các loại rối loạn TIC

Dựa theo biểu hiện của bệnh cũng như tính phức tạp của tình trạng bệnh mà người ta chia hội chứng tic thành hai loại:

  • Hội chứng tic đơn giản: Chỉ biểu hiện một số hành vi đơn giản ở một số loại cơ bắp cụ thể như: Nháy mắt, lắc đầu hay tặc lưỡi. Tic âm thanh đơn giản ở dạng các âm thanh như ho, khịt mũi…
  • Hội chứng tic phức tạp: Thường biểu hiện những hành vi mất kiểm soát trong hành động. Cụ thể có các hành động như nhảy nhót, vỗ ngực, cắn…Ngoài ra, một dạng của hội chứng ở dạng phức tạp thường xuyên nhận thấy đó chính là tạo ra các âm thanh lạ, tục tĩu.
 

Bệnh lý đồng diễn là phổ biến. Trẻ bị tic có thể kèm theo một hoặc nhiều vấn đề sau đây:

  • Rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD)

  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

  • rối loạn lo âu

  • Rối loạn học

Những rối loạn này thường gây ảnh hưởng lên sự phát triển và hạnh phúc của trẻ nhiều hơn so với tic. ADHD là chứng bệnh hay phối hợp cùng với tic nhất, và đôi khi tic xuất hiện lần đầu khi trẻ ADHD được điều trị bằng chất kích thích; những trẻ này có một xu hướng tiềm ẩn phát triển thành tic.

Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn TIC

Bệnh nhân có xu hướng biểu hiện cùng một loại tic vào bất kỳ thời điểm nào, mặc dù tic có xu hướng thay đổi về loại, cường độ, và tần số qua một khoảng thời gian. Chúng có thể xảy ra nhiều lần trong một giờ, sau đó giảm bớt hoặc chỉ xuất hiện trong ≥ 3 tháng. Thông thường, tic không xảy ra trong khi ngủ.

Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn TIC
Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn TIC

Tic có thể là:

  • Vận động hoặc âm thanh

  • Đơn giản hoặc phức tạp

Tic đơn giản là một vận động hoặc âm thanh rất nhanh, điển hình không có ý nghĩa xã hội.

Tic phức tạp kéo dài hơn và có thể liên quan đến sự kết hợp các tic đơn giản. Tic phức tạp dường như có ý nghĩa xã hội (tức là những cử chỉ hoặc lời nói có thể hiểu được) và do đó dường như có chủ tâm. Tuy nhiên, mặc dù một số bệnh nhân có thể tạm thời ức chế tic trong một khoảng thời gian ngắn (vài giây đến vài phút) và một số nhận thấy một sự thúc giục trước khi thực hiện tic, tic không phải là hành động chủ động và không đại diện cho hành vi sai trái.

Sự căng thẳng và mệt mỏi có thể làm cho tic tồi tệ hơn, nhưng tics thường nổi bật nhất khi cơ thể được thư giãn, như khi xem TV. Tic có thể giảm đi khi bệnh nhân tham gia vào các công việc (ví dụ như các hoạt động tại trường học và khi làm việc). Tic hiếm khi ảnh hưởng tới sự phối hợp vận động. Tic nhẹ thường gây ra ít vấn đề, nhưng tic nặng, đặc biệt là chứng nói tục (hiếm), có thể gây nên những khuyết tật về thể chất và/hoặc xã hội.

Đôi khi tic khởi phát dồn dập, xuất hiện và trở nên không đổi trong một ngày. Đôi khi trẻ có khởi phát dồn dập và/hoặc liên quan với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nhiễm liên cầu – một hiện tượng đôi khi được gọi là chứng rối loạn thần kinh tâm thần tự miễn ở trẻ em liên quan đến nhiễm trùng liên cầu (Pandas). Nhiều nhà nghiên cứu không tin rằng PANDAS khác với phổ rối loạn tic.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân chính xác của rối loạn Tic không rõ ràng nhưng chúng được xem là có liên quan đến:

  • Chấn thương đầu
  • Đột quỵ
  • Nhiễm trùng
  • Hóa chất độc hại
  • Phẫu thuật
  • Thương tích khác

Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn Tic bao gồm:

  • Di truyền
  • Giới tính: Đàn ông dễ bị ảnh hưởng bởi rối loạn Tic hơn phụ nữ.

Phương pháp điều trị rối loạn tic

  • Can thiệp hành vi toàn diện cho Tics (CBIT)

  • Đôi khi thuốc chủ vận alpha-adrenergic hoặc thuốc chống loạn thần

  • Điều trị các chứng bệnh phối hợp

Phương pháp điều trị rối loạn tic
Phương pháp điều trị rối loạn tic

Điều trị tics chỉ được khuyến cáo khi tics ảnh hưởng đáng kể vào các hoạt động của trẻ hoặc hình ảnh của bản thân; điều trị không làm thay đổi lịch sử tự nhiên của rối loạn. Thông thường, có thể không cần điều trị nếu các bác sĩ lâm sàng giúp trẻ và gia đình hiểu được lịch sử tự nhiên của tics và nếu nhà trường có thể giúp các bạn cùng lớp trẻ hiểu được rối loạn này.

Một loại trị liệu hành vi được gọi là CBIT cần phải được xem xét kỹ lưỡng và có thể giúp một số trẻ lớn hơn kiểm soát hoặc giảm số lượng hoặc mức độ nặng của tật máy giật. Nó bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi như đảo ngược thói quen (học một hành vi mới để thay thế tic), giáo dục về tics, và kỹ thuật thư giãn.

Đôi khi diễn biến tăng giảm tự nhiên của tics làm cho người ta tưởng rằng tics đã đáp ứng với một điều trị cụ thể nào đó.

Dược phẩm

Thuốc chủ vận alpha-adrenergic đường uống thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng nhẹ và cũng hữu ích trong điều trị ADHD:

  • Clonidine được bắt đầu với 0,05 mg khi đi ngủ và tăng dần (ví dụ: 0,05 mg, 7 ngày một lần) cho đến 0,1 đến 0,4 mg/ngày chia làm 2 lần.

  • Guanfacine được bắt đầu với 0,25 mg khi đi ngủ và tăng dần (ví dụ: 0,25 mg, mỗi tuần một lần) lên đến 4 mg/ngày chia làm 2 lần (trừ khi kê đơn guanfacine tác dụng kéo dài).

Dược phẩm chữa bệnh rối loạn tic
Dược phẩm chữa bệnh rối loạn tic

Một tác dụng bất lợi của clonidin là mệt mỏi, có thể hạn chế liều dùng ban ngày; hạ huyết áp không phổ biến.

Thuốc chống loạn thần đường uống có thể cần dùng để điều trị các triệu chứng khó kiểm soát hơn – ví dụ:

  • Risperidone 0,25 đến 1,5 mg đường uống 2 lần/ngày

  • Haloperidol 0,5 đến 2 mg uống 2 – 3 lần/ngày

  • Pimozide 1 đến 2 mg uống 2 lần/ngày

  • Olanzapine 2,5 đến 5 mg uống một lần/ngày

Fluphenazine cũng có hiệu quả trong việc làm giảm tics.

Với bất kỳ loại thuốc nào, liều thấp nhất cần để làm cho tật máy giật có thể chịu được sẽ được sử dụng; liều được giảm dần khi tật máy giật giảm dần. Tác dụng phụ như khó chịu, hội chứng parkinson, bồn chồn và loạn động chậm là rất hiếm nhưng có thể làm hạn chế việc sử dụng thuốc chống loạn thần; sử dụng liều ban ngày thấp hơn và liều lượng trước khi đi ngủ cao hơn có thể làm giảm tác dụng phụ.

Điều trị các chứng bệnh phối hợp

Điều trị các bệnh phối hợp là rất quan trọng.

ADHD đôi khi có thể được điều trị thành công với liều thấp của thuốc kích thích mà không làm trầm trọng thêm tics, nhưng một phương pháp điều trị thay thế (ví dụ, atomoxetine) có thể thích hợp hơn.

Nếu các tình trạng ám ảnh hoặc cưỡng chế gây khó chịu, một thuốc ức chế chọn lọc trên serotonin có thể hữu ích.

Trẻ em bị tics và đang gặp khó khăn trong trường học cần được đánh giá về các rối loạn học tập và được hỗ trợ khi cần.

Câu hỏi thường gặp

Hội chứng tic ở trẻ em là gì?

Sponsored Links:

'
'