Khi nào mẹ cho trẻ uống sữa ngoài (sữa công thức)?

Đây là bài viết 103 / 44 trong series Kiến thức sinh sản

“Có nên cho trẻ sơ sinh uống thêm sữa bột bên ngoài hay không?” luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh để tâm. Vậy, nếu như sữa mẹ không đủ để trẻ cảm thấy no thì có sử dụng sữa ngoài được không và mấy tháng thì cho trẻ uống thêm sữa ngoài? Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Khi nào mẹ cho trẻ uống sữa ngoài (sữa công thức)?
Khi nào mẹ cho trẻ uống sữa ngoài (sữa công thức)?

Lợi ích của sữa mẹ so với sữa ngoài (sữa công thức)

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa công thức được chế biến từ nhiều sản phẩm khác nhau như: sữa động vật, đậu nành và dầu thực vật. Sữa công thức dù đã được điều chỉnh, chế biến giống như sữa mẹ, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của trẻ nhỏ.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và an toàn nhất cho trẻ hơn bất kỳ loại sữa công thức nào. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa mẹ không nhiễm khuẩn còn sữa bò tươi hoặc sữa đặc có đường đều có thể bị nhiễm khuẩn. Điều rất quan trọng là trong sữa mẹ có kháng thể giúp trẻ phòng tránh được các nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh còn tất cả các loại sữa công thức khác đều không có kháng thể hoặc có rất ít.

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa thể tiếp nhận được lượng đạm lớn. Trong khi đó, các loại sữa công thức khác lại chứa lượng đạm lớn khiến trẻ khó tiêu hóa. Vậy nên, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất với trẻ.

Lợi ích của sữa mẹ so với sữa ngoài (sữa công thức)
Lợi ích của sữa mẹ so với sữa ngoài (sữa công thức)

Sữa mẹ có đầy đủ các axit béo cần thiết, các men lipaza để tiêu hóa mỡ còn các loại sữa công thức khác không có đầy đủ các axit béo cần thiết, các men lipaza. Chỉ trong sữa mẹ có đủ nước còn các loại sữa công thức khác thì phải thêm vào. Vitamin hay sắt trong sữa mẹ ít nhưng trẻ lại hấp thu tốt hơn.

Có nên cho trẻ sơ sinh uống sữa ngoài hay không?

Việc cho trẻ sơ sinh uống thêm sữa ngoài (sữa công thức) sẽ cần được xem xét và đưa ra quyết định theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Dưới đây là một số tình huống có thể xem xét để sử dụng thêm sữa ngoài cho trẻ:

  • Lượng sữa mẹ không đủ: Nếu sữa mẹ không đủ lượng để trẻ no hoặc không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, thì bác sĩ có thể khuyên mẹ bổ sung thêm dưỡng chất cho con bằng sữa công thức phù hợp cho lứa tuổi.
  • Gặp khó khăn trong việc bú mẹ: Đôi khi, trẻ hoặc mẹ có vấn đề về sức khỏe khiến việc bú mẹ trở nên khó khăn hoặc không khả thi. Trong tình huống này, có thể sử dụng sữa công thức để đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.
  • Nhu cầu đặc biệt: Có trường hợp trẻ cần chế độ ăn đặc biệt do các vấn đề y tế hoặc dinh dưỡng như bị suy dinh dưỡng,… Trong những trường hợp như thế này, bác sĩ có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh về việc bổ sung sữa ngoài cho con.

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, việc cho trẻ sơ sinh uống thêm sữa ngoài là không cần thiết. Bởi, sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng với vitamin cùng chất kháng thể sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh tật, nhất là các căn bệnh nhiễm trùng như viêm da, viêm phổi, viêm màng não,… Nếu như có thể, hãy cố gắng duy trì việc trẻ bú mẹ cho đến khi trẻ 2 tuổi. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ và lâu dài, việc quan trọng là hỗ trợ cho sức khỏe của người mẹ bằng cách cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết.

Uống sữa ngoài có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Sữa mẹ tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc nhu cầu của bú của trẻ. Nếu trẻ bú nhiều thì sẽ kích thích làm cho lượng sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. Trái lại, trẻ bú ít thì lượng sữa tiết ra sẽ ít dần.

Thế nên, trẻ uống sữa ngoài nhiều thì thời gian bú sữa mẹ sẽ giảm, dẫn đến việc giảm lượng sữa tiết ra. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh lượng sữa ngoài sao cho phù hợp giữa việc dùng 2 nguồn sữa.

Khi nào nên bổ sung sữa ngoài cho trẻ?

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu, sau đó tiếp tục cho trẻ ăn dặm kết hợp với bú mẹ trong vòng 1 năm hoặc lâu hơn.

Khi nào nên bổ sung sữa ngoài cho trẻ?
Khi nào nên bổ sung sữa ngoài cho trẻ?

Vì lời khuyên này và nhiều lý do khác, hầu hết các bà mẹ không dễ đưa ra quyết định bổ sung sữa công thức cho trẻ. Nhưng vẫn có không ít gia đình đã cho con bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức, cả tự nguyện lẫn bắt buộc. Đây vẫn được xem là một phương pháp an toàn và bạn có thể yên tâm áp dụng nếu:

  • Trẻ có vấn đề về y tế

Nếu con bạn bị sinh non hoặc mắc một số bệnh lý nhất định, trẻ có thể cần nhiều hơn sữa mẹ. Mục đích của việc bổ sung sữa công thức thường là giúp trẻ tăng cân.

  • Bạn có ít sữa

Nếu đã từng phẫu thuật ngực hoặc mắc một số tình trạng y tế nhất định, việc sản xuất sữa mẹ của bạn có thể bị cản trở. Tuy nhiên, bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể gặp phải tình trạng ít sữa. Khi bạn hoặc bác sĩ cảm thấy trẻ không nhận đủ dinh dưỡng thông qua bú sữa mẹ, bé sẽ cần bổ sung sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.

Video đề xuất:

Sữa về nhanh – cách này vừa an toàn, vừa hiệu quả

  • Bạn sẽ trở lại làm việc

Việc hút sữa tại nơi làm việc có thể không thuận tiện, hoặc bạn bị giảm nguồn sữa mẹ sau khi đi làm trở lại. Nếu không có một lượng sữa mẹ dự trữ trong tủ đông, bạn có thể phải bổ sung sữa công thức vào chế độ ăn của trẻ.

  • Người bạn đời muốn giúp đỡ

Chồng của bạn có thể muốn chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ cho bé bú. Bạn có thể cho anh ấy sử dụng sữa mẹ lưu trữ sẵn, hoặc thỉnh thoảng cho bé bú bình sữa công thức.

  • Bạn có nhiều con

Việc cho trẻ sinh đôi hoặc sinh ba bú mẹ hoàn toàn là điều khá khó khăn. Người mẹ không chỉ phải duy trì nguồn sữa dồi dào, mà còn phải cho con bú rất thường xuyên. Để giúp mẹ nghỉ ngơi cả về thể chất và tinh thần, gia đình có thể cho các bé bú sữa công thức bổ sung.

Sponsored Links:

'
'