Khóc khi ngủ là một giai đoạn chứ không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên đây lại là nỗi kinh hoàng đối với những gia đình có con nhỏ, làm cho giấc ngủ của trẻ và bố mẹ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mệt mỏi cho cả hai. Việc này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nhà. Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
Nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm thường gặp
Khóc đêm là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ khóc đêm kéo dài liên tục cảnh báo điều bất thường. Vì thế, các mẹ cần biết rõ những nguyên nhân trẻ khóc đêm để khắc phục và chăm sóc bé tốt hơn.
Trẻ khi sinh ra cho đến tuần tuổi thứ 8 thường hay quấy khóc vào ban đêm. Đây được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ nhỏ, cũng là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển và tập làm quen dần với môi trường xung quanh. Tình trạng bé khóc đêm sẽ ít dần cho đến lúc bé được 4 tháng tuổi. Có thể là do bé đã quen dần với môi trường ngoài bụng mẹ và bố mẹ cũng đã quen, hiểu được thói quen và nhịp sinh hoạt của trẻ.
Trẻ khóc đêm do đang đói
Trẻ sơ sinh cần ăn mỗi vài giờ vì dạ dày của em bé rất nhỏ. Vì thế, hầu hết các em bé khóc vào ban đêm vì chúng đang đói. Từ khi trẻ sinh ra cho đến 2 tháng tuổi, hầu hết em bé đều thức giấc hai lần mỗi đêm để bú. Từ hai đến bốn tháng tuổi, hầu hết em bé đều cần bú một cữ vào giữa đêm. Đến khi 4 tháng tuổi, lúc này trẻ ngủ nhiều hơn 7 tiếng và bú bình đều mà không cần cho bú. Hầu hết những trẻ từ 5 tháng tuổi bú mẹ có thể ngủ liền một mạch khoảng 7 tiếng vào ban đêm. Thông thường, ở độ tuổi này, em bé không cần thêm năng lượng vào ban đêm.
Trẻ khóc đêm do yếu tố thể trạng và môi trường
Đối với những trẻ mới chào đời sẽ có những thay đổi đột ngột về môi trường sống nên việc thường xuyên quấy khóc, khó ngủ là điều dễ hiểu. Hơn nữa, lúc này cơ thể bé còn khá yếu và nhạy cảm cộng với việc thay đổi môi trường đột ngột dễ khiến bé khó chịu.
Ngoài ra, những hoạt động vui đùa quá nhiều vào ban ngày và tiếp xúc với nhiều người cũng là nguyên nhân khiến bé khó ngủ, hay quấy khóc.
Trẻ thiếu canxi
Đây là nguyên nhân khiến trẻ hay bị giật mình khi ngủ. Cùng với đó là các dấu hiệu: mọc răng chậm, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn…
Tiêu hóa không tốt
Khi vào mùa hè, do em bé ăn những loại thức ăn dễ bị dị ứng hay khó tiêu, em bé sẽ khó chịu và dẫn tới khóc đêm. Có thể do mẹ cho em bé ăn hay bú quá sức của trẻ, hay trẻ đang bị bệnh phải uống thuốc điều trị làm khả năng tiêu hóa thức ăn không tốt đã gây nên tình trạng chướng bụng và đầy hơi. Điều này làm cho cơ hoành đội lên, khiến cho bé càng khó thở không ngủ được. Lúc này, người mẹ cần để ý xem bụng của trẻ có bị phình to không, có thường đánh rắm mà vẫn không đi đại tiện được hay không. Nếu cần thiết, phải đưa em bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cho em bé dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
Điều quan trọng hơn hết là chú ý đến loại thức ăn cho trẻ ăn, đó phải là những loại dễ tiêu. Cho em bé ăn thức ăn thức uống khi vừa chế biến xong, không cho em bé ăn quá no vì càng bé dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ, dễ dẫn đến chướng bụng.
“Tín hiệu” bé cần được thay tã
Một số bé có thể chẳng có phản ứng gì với việc tã ướt hoặc bẩn trong một thời gian ngắn trong khi số khác sẽ phản ứng dữ dội để được thay tã ngay lập tức. Nếu con khóc vì nguyên nhân này, việc thay tã mới sẽ giúp bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trở lại.
Mọc răng
Trường hợp con bạn khóc vào ban đêm mà không rõ nguyên do, hãy kiểm tra xem liệu việc mọc răng có phải là thủ phạm hay không. Cơn đau nướu khi mọc răng làm cho trẻ khó ngủ và khóc đêm. Bên cạnh đó, việc mọc răng cũng khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, sinh ra kén ăn uống hay bứt rứt khó chịu, do đó mẹ nên chú ý và quan tâm đến những biểu hiện này của trẻ. Ngoài ra, bé đang mọc răng cũng có những biểu hiện như chảy nước dãi liên tục, nướu sưng đỏ.
Cách xử lý trẻ quấy khóc đêm đơn giản dành cho cha mẹ
Giải pháp giúp bố mẹ khắc phục con hay quấy khóc ban đêm:
– Mẹ cho con bú: khi con khóc đêm rất có thể do con bị đói, mẹ hãy cho con một bình sữa ấm hoặc bú sữa mẹ. Mẹ có thể giúp con quên đi cơn khóc bằng cách thay đổi núm vú.
– Cho con đồ chơi: bố mẹ giúp con cảm thấy an tâm bằng những đồ chơi quen thuộc, yêu thích của con. Một số mẹ sử dụng núm vú giả cho con ngậm để con ngủ ngon hơn.
– Vỗ về, trò chuyện với con: bé giật mình, khóc quấy là do cảm thấy bất an. Vì vậy, mẹ nên vuốt lưng con, hát ru con ngủ để cho bé bớt căng thẳng, tấn an và tạo cảm giác an toàn cho con.
– Thay tã lót khi cần: bố mẹ hãy giữ cơ thể của con luôn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát làm trẻ luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái, từ đó con sẽ ít quấy khóc hơn.
– Sử dụng các bài thuốc dân gian: một số loại thảo dược có tác dụng giúp trẻ ngủ sâu giấc lá tía tô đất, hoa lạc tiên tây và hoa đoạn lá bạc. Tuy nhiên với những bài thuốc dân gian này cần phải hỏi bác sĩ để được tư vấn loại phù hợp với thể trạng của con yêu.
– Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: một trong những nguyên nhân khiến trẻ thức giấc ban đêm là do con ngủ quá nhiều ban ngày. Do vậy, các chuyên gia khuyên bố mẹ rằng tập cho con ngủ đúng giờ, ngủ trong phòng ánh sáng vừa đủ, thông thoáng, ít tiếng ồn để tránh trường hợp con bị tác động trong khi ngủ.
– Bổ sung canxi tự nhiên cho trẻ: trẻ đủ canxi trong cơ thể sẽ làm hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh thuận lợi hơn, con không còn hay bị giật mình khi ngủ, ngủ sâu giấc, ít quấy khóc hơn.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ
Khi trẻ sơ sinh hay khóc đêm, giật mình trong lúc ngủ, giấc ngủ chập chờn và kèm theo các dấu hiệu như: sốt, mọc răng chậm hơn bình thường, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn,… Mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn trực tiếp.
Ngoài ra, do hệ thống thần kinh của trẻ sơ sinh vẫn còn non nớt khiến khả năng ức chế của trẻ khá kém gây nên tình trạng khóc đêm, la hét, giật mình trong lúc ngủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tiếng mỗi ngày và lặp lại thường xuyên. Mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để thăm khám, xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó có hưởng xử lý phù hợp, tránh để lại các hậu quả không đáng có.