Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?

Đây là bài viết 24 / 41 trong series Kiến thức sinh sản

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng nổi những nốt màu trắng, kích thước nhỏ trên mặt hay cơ thể. Thông thường, khi bị nổi mụn sữa trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, có một số trường hợp, tình trạng mụn sữa lại kéo dài. Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?

Mụn sữa là gì?

Mụn sữa còn có tên gọi khác là mụn trứng cá sơ sinh hay nang kê với dấu hiệu điển hình là các nốt li ti màu trắng sữa xuất hiện trên da mặt. Đây là bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và chỉ mang tính chất tạm thời. Một số trường hợp hy hữu, mụn sữa vẫn có thể xuất hiện khi trẻ đã trên 2 tuổi.

Mụn sữa là gì?
Mụn sữa là gì?

Vậy mụn sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Bệnh lý này hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe bé sơ sinh và có thể tự biến mất mà không cần điều trị chỉ sau vài tuần. Do là mụn sữa trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh lý ngoài da lành tính nên thường không gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu ba mẹ chà xát mạnh, nặn những nốt mụn hay bé cào tay lên mặt để gãi ngứa thì mới gây kích ứng, viêm da, bội nhiễm tại vùng da có bệnh.

Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính xác gây ra mụn sữa ở trẻ vẫn chưa được phát hiện chính xác. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh được bệnh lý này có liên quan đến hormone của mẹ hoặc của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mọc mụn sữa ở trẻ là:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Người mẹ phải dùng thuốc điều trị trong thời gian mang thai hoặc trẻ sơ sinh cần sự hỗ trợ của thuốc để điều trị có thể gây tác dụng phụ là nổi mụn sữa.
  • Sữa bột không phù hợp: Khá nhiều trường hợp trẻ bị mụn sữa là do không hợp với loại sữa công thức chứa nhiều đạm albumin.
  • Chế độ ăn uống của người mẹ: Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang còn phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ thì việc người mẹ ăn nhiều đồ nóng kết hợp với hệ tiêu hóa của của bé chưa hoàn chỉnh cũng sẽ kích thích mụn sữa xuất hiện.
  • Trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn do do sự tăng sinh tuyến bã một cách quá mức.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể tự động hết trong vòng từ vài tuần đến vài tháng. Trong thời gian này thì bố mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau để quá trình hết mụn được nhanh chóng hơn:

  • Giữ vệ sinh cho khuôn mặt của trẻ: Rửa mặt với nước ấm mỗi ngày cho trẻ, nếu dùng xà phòng thì nên lựa chọn loại dịu nhẹ dành riêng cho trẻ em;
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?
  • Không dùng những sản phẩm tiếp xúc với da trẻ có quá nhiều chất hóa học tẩy rửa mạnh: Không nên dùng những loại xà phòng có mùi thơm hay chất tạo bọt, vì sẽ gây ảnh hưởng đến làn da của trẻ. Ngoài ra, cũng không nên tự ý dùng những thuốc chữa mụn trứng cá ở người lớn để bôi cho trẻ;
  • Không nặn mụn: Thao tác này tuyệt đối không được thực hiện với trẻ vì sẽ gây ra những tác động không tốt, khiến tình trạng mụn nặng nề hơn;
  • Không chà xát trên da trẻ: Chỉ nên dùng khăn lau mặt nhẹ nhàng cho trẻ để vệ sinh chứ;
  • Bố mẹ cũng nên giữ tâm lý kiên nhẫn vì đây là tình trạng thường gặp đối với trẻ em trong độ tuổi sơ sinh.

Điều trị mụn sữa bằng phương pháp dân gian

Khi trẻ bị mụn sữa, mẹ lo lắng và tự hỏi không biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết? Giải pháp cho vấn đề này được nhiều người áp dụng là mẹ có thể dùng các cách trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh dân gian sau:

Tắm nước hạt kê, hạt mùi

Để trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian, rất nhiều gia đình đã chọn lựa cách dùng hạt kê hay gọi là hạt mùi để nấu nước tắm cho trẻ trị mụn sữa. Phương pháp này khá đơn giản. Mẹ cần chọn mua hạt kê ở những nơi bán có thể đảm bảo được chất lượng, không có sử dụng hóa chất. Rửa sạch hat kê, đổ vào nồi nước tắm cho bé và đun sôi, để nước tự nguội đến độ cần thiết, mẹ lấy khăn lọc bỏ hạt kê, lấy nước tắm nhẹ nhàng cho bé.

Điều trị mụn sữa bằng phương pháp dân gian

Tắm lá sài đất

Ở nhiều vùng quê, lá sài đất dại thường được nhiều gia đình sử dụng để nấu nước tắm cho bé. Loại lá này được xem là một loại lá tắm giúp bé mát da, cũng là một cách nhằm cải thiện nhanh những mụn sữa cho trẻ. Tuy nhiên, lá sài đất không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ do tình trạng phun thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và do đặc tính hay mọc ở các bờ ruộng, nên sài đất có khả năng nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Khi muốn dùng loại lá này tắm cho bé, các gia đình cần phải chú ý tới địa điểm cây mọc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da mong manh của bé.

Nên làm gì khi trẻ bị mụn sữa?

Khi trẻ bị mụn sữa, các bậc phụ huynh cần:

  • Tắm đúng cách cho trẻ sơ sinh. Vệ sinh da bé bằng nước sạch hoặc loại sữa tắm dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Giữ da trẻ luôn khô thoáng. Với những bé có cơ địa ra mồ hôi nhiều, bạn có thể dùng khăn vải mềm để lau cho trẻ thường xuyên.
Nên làm gì khi trẻ bị mụn sữa?
Nên làm gì khi trẻ bị mụn sữa?
  • Lựa chọn những loại trang phục với chất liệu mềm mịn, thoáng mát; thấm hút mồ hôi để mặc cho trẻ bị chàm sữa.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé.
  • Đảm bảo cho môi trường sống của trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ, mát mẻ và thoáng mát.
  • Những mẹ đang cho con bú cần hạn chế dung nạp những thức ăn dễ gây dị ứng, đồ cay nóng để đảm bảo nguồn sữa mẹ chất lượng, không gây kích ứng cho trẻ.
  • Theo dõi thường xuyên biểu hiện của trẻ để có sự can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Đọc thêm:

Làm thế nào để phòng ngừa mụn sữa?

Để hạn chế con bị mụn sữa, mẹ nên vệ sinh thân thể của bé và môi trường sống xung quanh thường xuyên. Đặc biệt, việc tăng cường đề kháng tự nhiên cho con vô cùng quan trọng để bé khỏe mạnh từ bên trong, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây ra mụn sữa.

Bật mí cho mẹ, có đến 70% cơ quan miễn dịch nằm ở hệ tiêu hoá. Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ giúp bé yêu tăng cường sức đề kháng tự nhiên. 

Đối với trẻ, sữa là một trong những nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào. Để đảm bảo con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ nên ưu tiên chọn những sản phẩm sữa có công thức êm dịu đường ruột. 

Lưu ý khi trẻ bị mụn sữa

Khi trẻ sơ sinh bị mụn sữa, phụ huynh không nên:

  • Không chà xát hay nặn mụn sữa cho trẻ. Điều này có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập lên vết thương và gây nhiễm trùng khiến mụn lây lan trên diện rộng.
  • Không tự ý thoa các kem dưỡng da, kem trị mụn hoặc bất cứ thuốc gì lên mặt trẻ bị chàm sữa. Bởi lúc này da bé đang vô cùng nhạy cảm. Rất dễ bị kích ứng bởi các chất hóa học.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với trường khói bụi, ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc.
  • Không xông nóng hay ủ ấm trẻ quá mức khiến mồ hôi tiết ra nhiều. Làm mụn sữa trở nên trầm trọng hơn.
  • Không ôm, hôn hoặc cho người lạ tiếp xúc với trẻ khi bé đang bị mụn sữa.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh dù không nguy hiểm nhưng cũng cần phát hiện sớm và khắc phục kịp thời để không gây khó chịu cho bé. Nếu không có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé bị mụn sữa thì tốt nhất bạn hãy nhờ tới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa da liễu uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Mụn sữa là gì?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh khi nào hết?
Làm thế nào để phòng ngừa mụn sữa?

Sponsored Links:

'
'