Cứ dạy con như thế này đi rồi con bạn sẽ tiêu tiền giỏi hơn kiếm tiền!⁣

Theo Báo Đầu Tư, có đến 73% người trẻ Việt dưới 30 tuổi từng vay tiền để tiêu dùng và phần lớn không có kế hoạch trả nợ rõ ràng.⁣
Lỗi không phải ở tụi nhỏ. Mà ở cách chúng ta dạy con.⁣
Trường học không dạy cách quản lý tiền.⁣
Cha mẹ thì hoặc quá cưng chiều hoặc quá sợ hãi nói về tiền.⁣
Kết quả là con lớn lên không biết phân biệt tài sản với tiêu sản, không biết cách đầu tư, không có chiến lược tài chính cho bản thân.⁣
𝐕𝐚̣̂𝐲 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚̀𝐮 𝐝𝐚̣𝐲 𝐜𝐨𝐧 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨?⁣
Helena đã nghiên cứu cách 8 tỷ phú nổi tiếng trên thế giới dạy con bằng tư duy đúng đắn về tiền và Helena sẽ chia sẻ ngay để bạn thay đổi ngay cách dạy con.⁣
1. Warren Buffett – “Không cho tiền, cho tư duy”⁣
“Hãy cho con đủ để chúng cảm thấy có thể làm được mọi thứ, nhưng không quá nhiều để chúng không làm gì cả.”⁣
Buffett không để lại phần lớn tài sản cho con, thay vào đó, ông cho các con sự tự do trong khuôn khổ kỷ luật.⁣
Helena từng nói chuyện với em học viên là chủ tiệm spa nhỏ mỗi tháng đều cho con 5 triệu tiêu vặt. Nhưng không kiểm soát, không hướng dẫn.⁣
Đến khi con trai đi học xa, chỉ trong 3 tháng đã tiêu hết tiền học kỳ vào game và đồ hiệu.⁣
“Giờ em không biết phải làm sao để con nó không còn ham mê như thế nữa chị ạ.”⁣
—⁣
2. Elon Musk – “Tạo môi trường tư duy khác biệt”⁣
Không tin vào hệ thống giáo dục truyền thống, Elon lập trường riêng Astra Nova dạy con qua dự án thực tế, không thi cử.⁣
“Trường học dạy để thi. Tôi dạy con để giải quyết vấn đề.”⁣
Chúng ta không cần phải làm như ông Elon Musk, nhưng chúng ta có thể hằng ngày trò chuyện, chỉ bảo con về tiền, về tài chính và tư duy đúng đắn.⁣
Helena hướng dẫn con mình từ nhỏ về những thứ nhỏ thôi nh cho con làm bảng chi tiêu gia đình mỗi tuần, cho con phân bổ ngân sách chi tiền tiêu vặt ⁣
Sau 2 tháng, con bé hiểu “tiền không tự nhiên có” mà là kết quả của việc ra quyết định.⁣
Đừng để con lớn lên mà chỉ biết tiêu mà không biết nghĩ.⁣
—⁣
3. Tony Robbins – “Cảm xúc rối loạn thì tiền không bao giờ ổn định”⁣
Nếu bạn không làm chủ cảm xúc, bạn sẽ không bao giờ làm chủ được tiền.⁣
Tony dạy con rằng: tiền không quan trọng bằng cách bạn phản ứng với tiền đặc biệt là trong khủng hoảng.⁣
Và Helena cũng đồng ý với bài học này, nhiều người tiêu tiền vô độ là do họ đang nuông chiều cảm xúc của chính mình mà không suy tính trước cho tương lai⁣
—⁣
4. Bill Gates – “Không smartphone, nhiều sách”⁣
Gates không cho con dùng smartphone trước 14 tuổi.⁣
Ông dạy con qua sách, qua trò chuyện, và giới hạn tiêu dùng dù tài sản cả gia đình thuộc hàng đầu thế giới.⁣
Ngày nay khi mà trên mạng xã hội quá nhiều thông tin giả, cộng thêm những thứ lấp lánh thu hút thì các con rất dễ rơi vào những chiếc bẫy đặt ra để hút tiền.⁣
Vì vậy Helena cũng rất hạn chế cho con dùng smartphone, khi nào con đã đủ trưởng thành và đã nắm được tư duy về tiền đúng đắn thì khi đó Helena sẽ cho con tự quyết định.⁣
—⁣
5. Chris Gardner (nhân vật trong bộ phim “The Pursuit of Happiness”) – Dạy con rằng tiền không phải thứ con luôn có, nhưng là thứ con có thể tạo ra⁣
“Tôi không dạy con trai tôi làm thế nào để sống trong giàu có. Tôi dạy con làm thế nào để sống có giá trị kể cả khi mình chẳng có gì.”⁣
Chris Gardner, người đàn ông từng vô gia cư, lang thang cùng con trai nhỏ trong nhà vệ sinh công cộng, và sau này trở thành triệu phú nhờ nghề môi giới chứng khoán không bao giờ xin tiền hay dựa vào từ thiện.⁣
Nhiều cha mẹ hay nuông chiều các con, thấy con đòi hỏi mè nheo là thường chiều con. Nếu chúng ta muốn con giàu có, hãy dạy con điều cốt lõi nhất để giàu có là tiền sẽ đến khi giá trị con trao đi đủ nhiều⁣
—⁣
6. Oprah Winfrey – “Tư duy giàu bắt đầu từ bên trong”⁣
Oprah không có con ruột, nhưng cô đầu tư hàng triệu USD để dạy trẻ em châu Phi trở thành người lãnh đạo bằng tư duy tài chính và tự tôn.⁣
Một người mẹ trẻ trong nhóm học viên của Helena từng nói:⁣
“Con em cứ nghĩ không có iPhone là thua bạn bè.”⁣
Mình chỉ hỏi lại rằng:“Em đã từng cho con thấy lý do em không mua là gì chưa? Hay chỉ nói chưa cần thiết?”⁣
Và sau đó, Helena hướng dẫn:⁣
Bước 1: Không từ chối ngay, đổi lại bằng một thử thách.⁣
_ “Con muốn iPhone đúng không? Ok. Vậy con cùng mẹ làm kế hoạch này:”⁣
Tính tổng chi phí: iPhone giá bao nhiêu?⁣
_Đặt deadline: 3-6 tháng tới có thể đạt được không?⁣
_Góp công – góp việc: mỗi tuần làm 1 việc nhà, học 1 kỹ năng, tiết kiệm 1 khoản. Hoặc con phải đạt thành tích tốt trong học tập….⁣
Điều quan trọng là tạo cho con cơ hội để thực sự tự lập ra kế hoạch cho bản thân.⁣
Bước 2: Cho con thời gian “chờ và suy nghĩ” thay vì “bị cấm”.⁣
Đừng cấm đoán hay kịch liệt phản đối, hãy lắng nghe và cho con thời gian để suy nghĩ và đưa ra những nhận định của riêng con.⁣
Điều quan trọng là con hiểu không có gì là tự đến, chúng ta phải nỗ lực để đạt lấy.⁣
— ⁣
7. Ray Dalio – “Hiểu hệ thống, sống theo nguyên tắc”⁣
Dalio cho con tiền đầu tư, yêu cầu viết báo cáo hàng tháng. Không quan trọng lãi, quan trọng là tư duy.⁣
Một gia đình áp dụng thử bài tập “nhật ký tiêu dùng” của Helena:⁣
Ghi lại mỗi khoản chi trong tuần, phân loại cảm xúc: Tiêu vì vui – vì buồn – vì bị dụ – hay vì thật sự cần?⁣
Chỉ sau 3 tuần, con gái chị bắt đầu tự đặt giới hạn tiêu xài, biết ưu tiên cho những cái gì và không còn tiêu pha bộc phát nữa.⁣
“Bây giờ mỗi lần buồn mà mua trà sữa là không đáng nữa mẹ ạ.”⁣
—⁣
8. Ramit Sethi – Dạy con chia tiền thành các tài khoản mục tiêu⁣
Ramit nổi tiếng với nguyên tắc “tự động hóa tài chính”: tiền vào là chia ngay cho tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, cho đi.⁣
Anh khuyên nên dạy trẻ từ 10 tuổi cách lập “hệ thống phong bì”:⁣
– 50% cho nhu cầu⁣
– 30% cho tiết kiệm⁣
– 10% cho đầu tư (quỹ sách, học kỹ năng)⁣
– 10% cho từ thiện⁣
Việc dạy con biết phân bổ tiền theo ưu tiên là rất quan trọng. ⁣
Bởi nếu con không biết nên tiêu vào đâu, con sẽ rất dễ tiêu theo cảm xúc. ⁣
Giống như 1 con tàu không có neo sẽ trôi mặc định theo sóng biển và dễ dàng bị đắm chìm dưới những đại dương bao la.⁣
—⁣
Hầu hết người lớn chỉ dạy con mình học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép.⁣
Nhưng quên mất: tiền là thứ con sẽ phải sống cùng cả đời dù có thích hay không.⁣
Nếu không dạy từ nhỏ, sau này con sẽ học từ ai?⁣
– Học từ TikTok?⁣
– Học từ bạn bè tiêu tiền như nước?⁣
– Học từ thẻ tín dụng với lãi suất 30%/năm?⁣
Bạn chỉ cần biết mình đang làm gương như thế nào cho con, và bắt đầu trò chuyện về tiền một cách đơn giản, thẳng thắn, không áp đặt. ⁣
Vì con không học qua lời khuyên.⁣
Con học qua cách bạn sống và cách bạn dùng tiền.⁣
Tags:

Sponsored Links:

'
'