Táo bón tiếng Anh là Constipation. Là triệu chứng hay gặp ở nhiều lứa tuổi. Cách tự chữa táo bón cho trẻ từ 0-4 tháng tuổi qua 2 bài viết sưu tầm từ cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi của bs Dũng bv quân đội 108 và một bài viết hay khác nói về cách tự xoa bụng, các động tác, thói quen, thực phẩm phòng chống táo bón và chữa táo bón
Nội dung bài viết:
CHỮA TÁO BÓN TRẺ 2 THÁNG TUỔI.
Nếu con bạn 2 tháng tuổi mà 3 ngày không tự đi cầu được, cần phải bơm đít thì tức là cháu đang bị táo bón. Đây là tình trạng thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Bạn đừng quá lo lắng.
Để khắc phục tình trạng này bạn hãy làm môt số việc sau:
– Xem lại xem cháu bú có đủ lượng sữa chưa ? Nhất là tăng cường cho bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt.
– Cho cháu uống thêm một ít nước cam tươi, khoảng 2-3 múi mỗi ngày. Hoặc uống 1 trong các loại nước ép sau: táo, lê, mận. Mỗi lần lấy 10-15 ml nước ép pha sữa cho bé uống . ngày 3 lần. Sau đó thay đổi tăng hoặc giảm tùy tho mức độ đi ngoài của trẻ.
– Massage hình vòng cung vùng bụng trên theo chiều kim đồng hồ mỗi khi cháu rặn đi cầu để giúp cháu đi cầu dễ hơn.
– Có thể cho cháu uống ¼ gói Sorbitol 5g mỗi ngày 2 lần, trong 3-5 ngày.
Nếu làm như vậy mà cháu vẫn còn táo bón thì bạn nên đưa bé đi khám BS chuyên khoa Nhi để có cách điều trị khác với các loại thuốc mạnh hơn
Mẹo chữa táo bón khác cho trẻ từ 0-4 tháng tuổi
1. Những dấu hiệu chứng tỏ chắc chắn bé bị táo bón là:
Bé đột nhiên đi ngoài ngoài thưa ra. Bé tự đi ngoài được nhưng phân có vẻ rất đặc quánh và bạn thấy bé có vẻ rất khó chịu(đau) khi rặn. Có thể(hoặc không) kết hợp với việc kêu khóc do đau đớn khi đi ngoài.
Bạn thấy bé cố gắng rặn đi ngoài nhưng không đi được.Ngoài ra bạn còn có thể thấy bé xì hơi khá nhiều.
Những dẫu hiệu có gây nhầm lẫn giữa việc bé đi ngoài bình thường và bị táo bón là:
Bé đi ngoài thưa (từ lúc sinh ra hoặc gần đây mới xảy ra), nhưng vẫn tự đi ngoài được với phân có dạng mềm(hoặc lỏng) thì chứng tỏ bé vẫn bình thường(không bị táo bón.
Khi bé rặn bạn thấy bé đỏ mặt một lát sau đó bé đi ngoài được phân mềm thì cũng hoàn toàn bình thường bởi vì cơ bụng của bé còn yếu nên cần dùng nhiều sức gây ra đỏ mặt.
2. Nguyên nhân
#1. Nguyên nhân bẩm sinh
Một số trẻ có cấu tạo đường ruột(đại tràng) hay hậu môn bẩm sinh khiến cho việc đi ngoài của trẻ gặp vấn đề.
Có thể bạn đã đưa bé đi khám và được bác sỹ kết luận là đại tràng dài khiến bé bị táo bón(nguyên nhân bẩm sinh) thì cũng đừng vội lo lắng bởi vì có thể kết luận đó không chính xác.
Nếu táo bón của bé do nguyên nhân bẩm sinh gây ra thì nó phải bị từ lúc mới sinh ra chứ không phải gần đây mới bắt đầu bị.
Nếu do bẩm sinh thật thì bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn ở bước 3 có thể tình trạng của bé vẫn có thể được cải thiện.( bước 3 ở cuối bài viết này)
#2. Do phản xạ tự đi ngoài của bé gặp vấn đề.
Thực thế cho thấy rằng có rất nhiều bé bị táo bón là do phản xạ tự đi ngoài đột nhiên gặp vấn đề làm cho bé đột nhiên đi ngoài thưa ra làm cho phân bị đặc, quánh.
Tình trạng này có thể xảy ra do bộ máy tiêu hóa của bé đang trong quá trình hoàn thiện. Hoặc sau khi bạn cho bé uống một loại thuốc để chữa một bệnh nào đó. Hoặc cũng có thể xảy ra khi bé ăn một loại thức ăn không phù hợp với độ tuổi…vv.
Nó rất dễ xảy ra nhưng cũng rất dễ khắc phục bằng cách tạo thói quen đi ngoài hàng ngày cho bé bằng cách xoa bụng(bước 3 sẽ hướng dẫn bạn xoa bụng cho bé đúng cách).
#3. Do chế độ ăn uống của bé hoặc của người mẹ
Phần lớn nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ nằm trong nhóm nguyên nhân này.
Nếu trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn, rất hiếm khi bé bị táo bón(hãy lưu ý trong việc xác định chính xác có phải bé bị táo bón hay không).
Nhưng thực tế cũng có những trẻ bị táo bón trong giai đoạn này, khi đó nguyên nhân sẽ xuất phát từ chế độ ăn của người mẹ. Bạn cần xem xét chế độ ăn uống của mình xem gần đây có ăn một thức ăn lạ nào hay không. Thức ăn đó có thể là nguyên nhân.
Nếu trẻ bạn đang ăn sữa công thức vậy thì nguyên nhân nằm ở loại sữa hoặc cách pha sữa.
Nó có thể xảy ra khi bạn thay đổi sữa cho bé hoặc chọn sữa không đúng với độ tuổi của bé.
Phần lớn trường hợp là do pha sữa không đúng tỷ lệ giữa lượng nước và lượng sữa khuyến cáo trên vỏ hộp. Thường xảy ra khi bạn nhờ ai đó thay bạn chăm sóc bé, pha sữa cho bé uống nhưng họ lại không được bạn hướng dẫn cách pha sữa đúng tỷ lệ.
Ngoài nguyên nhân này, trẻ còn có thể bị táo bón do:
#4. Gặp một sức khỏe nghiêm trọng nào đó và táo bón chỉ là một triệu chứng
Nếu bạn thấy bé kêu khóc dữ dội ngay cả sau khi bạn đã giúp trẻ đi ngoài được. Hoặc khi bạn thấy bên cạnh táo bón là một triệu chứng nguy hiểm đáng ngờ nào khác…
Kinh nghiệm chữa táo bón thực tế:
Lúc này việc bạn cần làm là đưa trẻ tới bác sỹ khoa nhi hoặc đưa trẻ tới bệnh viện uy tín để tìm ra vấn đề sức khỏe đứng đằng sau đó.
Nếu bạn đã chắc chắn rằng vấn đề táo bón của trẻ không gây ra bởi nguyên nhân thứ 3 này, bạn có thể cải tìm cách khắc phục tại nhà cho bé bằng cách dưới đây:
Giúp bé đi ngoài ngay
Lý do trẻ kêu khóc và không đi ngoài được là do phân trong bụng bé đặc quánh (thậm chí hơi cứng). Vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm là tìm cách để làm cho lượng phân đó mềm để trẻ có thể đi ngoài được. Bằng cách nào?
Bạn sẽ thực hiện các biện pháp từ nhẹ đến nặng.
Trước tiên, bạn hãy xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 – 10 phút, sau đó “xi …” để cho bé đi ngoài.
Xoa như thế nào là đúng?
Bạn hãy đặt 3 ngòn tay(hoặc cả bàn tay) lên bụng của bé. Xoa theo chiều kim đồng hồ quanh rốn, xoa chậm và hơi ấn xuống, ấn vừa phải không quá mạnh vì sẽ làm bé đau và cũng không quá nhẹ vì sẽ không hiệu quả.
Tập trung xoa nhiều hơn vào phần cách rốn khoảng 5 cm đặc biệt là ở phía sườn bên trái của bé vì đó là chỗ của đại trạng. Mục đích của việc xoa bụng này là để kích thích phần đại tràng( ruột già) co bóp để đẩy phân xuống phía dưới gần hậu môn để gây ra sự thúc giục đi ngoài cho bé.
Bạn nên xoa vào lúc bé đang đói sẽ hiệu quả hơn, không xoa lúc bé no bụng vì sẽ không tốt.
Thông thường nếu phân trong bụng bé không quá đặc quánh thì bé sẽ đi ngoài được sau khi bạn xoa bụng 5 – 10 và xi…
Nếu không đi ngoài được thì sao?
Nếu bé không đi ngoài được có nghĩa là phân ở ruột bé đã khá đặc quánh(đặc biệt là phần phân ở gần hậu môn) khi đó bằng cách thụt hậu môn cho bé sẽ giúp phân mềm và bé sẽ đi ngoài được.
Nhiều người dùng mật ong trộng với nước theo tỷ lệ 1 -1(một phần mật ong trộn với một phần nước) để thụt cho bé. Bạn nên ra hiệu thuốc mua một ống thụt dành cho trẻ sau đó bỏ đi phần ruột(dịch thụt) rồi cho mật ong(đã trộn với nước) vào đúng bằng lượng dịch trong ống mà bạn đã bỏ đi. Sau đó thụt cho bé.
Chắc chắn ngay sau khi thụt(hoặc vài phút sau) bé sẽ đi ngoài được. Thụt một hai lần sẽ hầu như không ảnh hưởng gì cả vì vậy bạn có thể yên tâm. Nhưng trước khi áp dụng biện pháp này bạn hãy thử xoa bụng theo hướng dẫn ở trên xem có được hay không.
Như vậy bạn đã thực hiện xong bước đầu tiên là giúp bé đi ngoài được ngay. Việc bạn cần làm tiếp theo là…
Ngăn cho táo bón không quay lại
Mục đích duy nhất của các cách ở trên là để giúp bé đi ngoài được ngay. Nếu chỉ dưng lại ở đó thì táo bón gần như chắc chắn sẽ quay lại bởi vì các cách trên chưa giúp giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây ra táo bón cho bé.
Để ngăn cho táo bón không quay lại bạn cần thực hiện theo hướng dẫn dưới sau:
#1. Xoa bụng theo hướng dẫn ở trên. Bạn nên xoa vào lúc buổi sáng sau khi bé ngủ dậy(trước khi cho bé ăn). Xoa khoảng 5 – 10 phút sau đó ” Xi…” cho bé để bé đi ngoài. Nếu bé không đi được thì đơi bé ăn xong một lát lại xi xem sao(chú ý không xoa bụng khi bé ăn no). Buổi tối trước khi cho bé ăn bạn cũng làm tương tự như vậy.
Mục đích của việc xoa bụng này là để tạo thói quen đi ngoài cho bé vào một thời gian cố định sáng hoặc tối. Sau vài ngày thực hiện là thói quen này sẽ hình thành.
Cách này rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc chữa táo bón cho bé. Hầu hết các bé sẽ hết bị táo bón chỉ bằng cách đơn giản này. Tất nhiên bạn cần xem xét những yếu tố dưới đây.
#2. Xem lại chế độ ăn của mình và của bé xem có hợp lý không.
Người mẹ nên uống nhiều nước, ăn cấn đối các loại thực phẩm để cung cấp đủ sữa cho bé bú. Nếu sữa quá ít bé cũng sẽ ăn được ít dẫn tới phân ít –> sự thúc giục đi ngoài của bé xuất hiện thưa –> phân ở lâu trong ruột bị mất nước —> phân bị đặc quánh –> khó đi ngoài.
Nếu bạn ít sữa thì nên cho bé ăn thêm sữa công thức( sữa dành cho bé độ tuổi 0 – 6 tháng) và nhớ pha đúng tỷ lệ nước và sữa theo khuyến cáo trên vỏ hộp.
Nếu bạn đã pha sữa theo đúng hướng dẫn và bé đi ngoài 1 – 2 ngày một lần nhưng phân có dạng rất đặc, quánh(hoạc rắn) thì bạn nên pha sữa loãng hơn một chút(chỉ loãng hơn một chút thôi).
Khi bé ở độ tuổi từ 0 đến tròn 4 tháng tuổi thì bạn chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chưa nên cho ăn bột hoặc bất kỳ một loại rau hay hoa quả nào cả.
Tùy vào tốc độ phát triển của bé mà bạn có thể bắt đầu cho bé ăn bột sau tháng thứ 4 hoặc đợi đến tròn 6 tháng. Đầu tiên chỉ nên cho bé ăn(làm quen) khoảng 1 – 2 thìa mỗi bữa( 2 bữa một ngày). Lưu ý rằng dưới 6 tháng tuổi thì chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Nếu vì ăn bột hoặc ăn một thức ăn lạ nào đó mà bé bị táo bón vậy thì bạn nên tạm ngừng chờ 1 – 2 tuần sau(hoặc lâu hơn) mới thứ cho bé ăn tiếp.
Bạn có nến sử dụng các loại men vi sinh hay các sản phẩm trên thị trường cái được gọi là cung cấp chất xơ cho bé không?
Hãy nói không với các sản phẩm được quảng cáo là giúp cung cấp chất xơ cho bé dù nó ở dạng lỏng hay bột.
Còn về men vi sinh thì sao?
Nếu bé vẫn ăn tốt, phân vẫn màu vàng, tăng cân bình thường chỉ có điều tự nhiên đi ngoài thưa ra vậy thì hệ tiêu hóa của bé chẳng gặp vấn đề gì cả nên chẳng cần sử dụng bất kỳ loại men nào cả. Bạn chỉ cần tạo thói quyen đi ngoài hàng ngày cho bé bằng cách xoa bụng theo hướng dẫn ở trên là đủ.
Nếu bé lười ăn, ít tăng cân, táo bón đặc biệt là sau khi uống một loại thuốc kháng sinh nào đó thì bạn có thể có thể tham khảo bác sỹ về việc sử dụng men vi sinh cho bé. Chỉ nên sử dụng trong khoảng 1 tuần.
Khi trẻ ở giai đoạn 0 – 6 tháng tuổi, mọi hành động không đúng của bạn đều có thể gây ra những vấn đề không tốt cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy có một số điều quan trọng bạn cần sự lưu ý:
1-. Không cho trẻ uống nước.
Với người lớn thì uống nhiều nước rất có lợi cho sức khỏe cũng như giúp cải thiện tốt vấn đề táo bón.
Nhưng với trẻ em dưới 1 tuổi thì điều đó không đúng, trẻ cần được hướng dẫn cụ thể về lượng nước được phép uống thêm trong ngày.
Lý do là vì dạ dày trẻ còn nhỏ, nếu uống thêm nước, nước sẽ chiếm mất phần không gian của sữa làm cho trẻ ăn được ít sữa hơn làm trẻ chậm phát triển.
Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi từ 0 – 4 tháng tuổi thì bạn không nên cho trẻ uống thêm bất kỳ một lượng nước nào. Bởi vì ngoài vấn đề làm giảm tốc độ phát triển của trẻ, uống nhiều nước còn có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước và có thể dẫn tới hôn mê.
Hãy nhớ rằng, ngoài sữa mẹ và sữa công thức ra, mọi loại chất lỏng nào mà bạn cho trẻ uống đều chiếm mất thể tích của dạ dày. Nó sẽ làm trẻ ăn được ít sữa hơn, làm trẻ chậm phát triển và đều có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc nước như đã nói ở trên.
2- Không pha sữa quá loãng
Tốt nhất là bạn nên pha sữa theo đúng tỷ lệ giữa lượng sữa và lượng nước ghi trên vỏ hộp.
Tuy nhiên nếu bạn đã pha đúng theo tỷ lệ nhưng trẻ vẫn bị táo bón, vậy thì bạn có thể xem xét tới việc pha sữa loãng hơn một chút ít, nhưng hãy nhớ là chỉ loãng hơn một chút. Bởi vì càng pha loãng thì bé sẽ càng ăn được ít sữa, do đó việc pha sữa quá loãng có thể làm trẻ chậm lớn.
3- Không sử dụng biện pháp thụt nhiều lần
Khi bé bị táo bón, bé không đi ngoài được, khi đó việc sử dụng các biện pháp thụt hoặc đặt viên đạn để giúp bé đi ngoài được là một việc cần thiết.
Nhưng đây chỉ là biện pháp cấp bách, nó không thực sự giải quyết vấn đề gốc rễ gây táo bón, nếu sử dụng nhiều sẽ làm trẻ mất dần khả năng tự đi ngoài và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp nào.
4- Không tự ý sử dụng bất kỳ sản phẩm chữa táo bón cho bé.
Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm chữa táo bón cho bé dựa trên tiêu chí: bổ sung chất xơ, hay men vi sinh…
Bạn hãy tránh xa tất cả những loại này bởi vì:
Thứ nhất, sữa mẹ và sữa công thức đã đủ đảm bảo về thành phần chất xơ, vì thế bạn không cần thiết phải sử dụng mất kỳ sản phẩm nào để bổ sung chất xơ cho trẻ cả.
Vì vậy dù là loại bổ sung chất sơ dạng bột hay dạng lỏng thì đều không cần thiết, thậm chí nó có thể gây ra rối loạn tiêu hóa cho bé khi sử dụng.
Thứ hai, men vi sinh hay men tiêu hóa nào đó chỉ dùng cho trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa không phải cho trường hợp trẻ bị táo bón.
Trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện chứ không nên tự ý sử dụng các loại men này bởi vì bạn cần được sự chỉ định của bác sỹ về loại và liều lượng sử dụng.
Hãy nhớ rằng, mọi thứ mà bạn cho trẻ ăn ngoài sữa đều sẽ chiếm mất phần không gian của của dạ dày của bé vì vậy nó sẽ làm giảm tốc độ phát triển của bé.
Và giai đoạn từ 0 – 4 tháng tuổi bất kỳ tác động nào của bạn đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Trên đây là toàn bộ 4 bước quan trọng giúp bạn loại trừ chứng táo bón cho trẻ nhà mình. Chúc bạn sớm cải thiện được vấn đề cho bé nhà mình.
ST