Cách chữa trầm cảm không dùng thuốc là một phương pháp được khuyến khích áp dụng cho các trường hợp bị bệnh nhẹ, có các dấu hiệu buồn chán, suy sụp, tiêu cực ở mức kiểm soát được. Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung bài viết:
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê cứ 20 người bình thường có một người từng rơi vào giai đoạn trầm cảm. Phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Có nhiều yếu tố khác nhau tác động, góp phần làm tâm trạng của một người bị ảnh hưởng kéo dài dẫn đến trầm cảm.
Bệnh trầm cảm thường được chẩn đoán cùng với các tình trạng rối loạn tâm thần khác. Trầm cảm khác với những dao động tâm trạng thông thường và những phản ứng cảm xúc ngắn khi đối mặt với khó khăn. Khi bệnh trầm cảm phát triển tới mức độ nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nó cũng khiến người bệnh làm việc kém năng xuất, học hành trì trệ, mối quan hệ trong gia đình ảnh hưởng tiêu cực.
Tiên lượng trong điều trị trầm cảm tùy thuộc vào 1 số yếu tố gồm:
- Mức độ nghiêm trọng và loại trầm cảm.
- Trầm cảm xảy ra tạm thời hay lâu dài.
- Trầm cảm được điều trị hoặc không được điều trị.
- Trầm cảm xảy ra đồng thời với các rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn như đang sử dụng chất gây nghiện.
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm
- Luôn buồn bã, chán nản: Đây là dấu hiệu đặc trưng của những người mắc bệnh trầm cảm. Họ thường xuyên tỏ ra mệt mỏi, buồn bã, than phiền về cuộc sống và có cảm giác trống rỗng, vô vọng, không thiết tha điều gì.
- Tự cô lập bản thân: Người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng thích ở một mình, không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội hay các mối quan hệ, các hoạt động giao tiếp.
- Mất năng lượng: Bệnh nhân thường cảm thấy không có sức lực để làm việc hay tham gia các hoạt động. Nhiều bệnh nhân nói rằng mình cảm thấy cạn kiệt sức lực, không muốn làm bất cứ điều gì.
- Mất hứng thú: Bệnh nhân không còn cảm hứng với những hoạt động mình từng yêu thích.
- Rối loạn giấc ngủ: Người mắc bệnh trầm cảm có thể ngủ nhiều hơn bình thường, luôn lờ đờ, mơ màng hoặc mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, tỉnh giấc nhiều lần giữa đêm, kèm theo triệu chứng lo âu, bồn chồn.
- Rối loạn ăn uống: Người bệnh có thể ăn rất nhiều, ăn không thấy no hoặc ăn không ngon miệng, chán ăn, bỏ ăn.
- Rối loạn vận động: Cơ thể trở nên chậm chạp, mệt mỏi, trì trệ trong cả hoạt động, cử chỉ, lời nói và suy nghĩ. Người bệnh giao tiếp bằng giọng nói đều đều, mắt lơ đãng nhìn xa xăm. Nhiều người bệnh luôn lo âu, đi tới đi lui, không thể ngồi yên một chỗ.
- Giảm tập trung: Người bị trầm cảm suy nghĩ chậm chạp hơn, có thể trở nên đãng trí, không thể tập trung làm bất cứ điều gì, kể cả việc đơn giản như xem tivi, đọc báo, đọc sách…
- Mặc cảm: Người bệnh có xu hướng đánh giá thấp bản thân mình, mất tự tin, thường tự trách mình ngay cả khi chỉ mắc những lỗi nhỏ. Thậm chí người bệnh có thể hoang tưởng, tự nghĩ ra lỗi, tự buộc tội chính bản thân mình.
- Có những suy nghĩ tiêu cực: Người bị bệnh trầm cảm thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực. Luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi, không tha thiết cuộc sống khiến họ có những suy nghĩ, hành động làm tổn thương bản thân, có ý nghĩ muốn tự tử và thậm chí lên kế hoạch tự tử.
Làm gì nếu bị trầm cảm?
Chấp nhận việc bạn không thể kiểm soát mọi thứ
Hầu hết những nỗi đau khổ mà bạn đang có thường xuất phát từ niềm khao khát về việc phải kiểm soát mọi thứ một cách chắc chắn. Ví dụ, bạn luôn muốn biết trầm cảm nên làm gì, khi nào sẽ thuyên giảm, loại thuốc nào hữu hiệu, khi nào bạn có thể ngủ ngon không lo lắng điều gì,… Chỉ khi bạn chấp nhận việc ngừng kiểm soát mọi thứ thì bạn mới có thể giảm bớt sự mệt mỏi của bản thân.
Đặt mục tiêu cho tương lai
Trầm cảm thì nên làm gì? Nếu quá lo lắng, hoang mang hoặc mệt mỏi, bạn hãy nghĩ tới người thân để có nghị lực vượt qua. Như một chiến sĩ trên chiến trường, bạn phải đi tới cuối và hoàn thành nhiệm vụ của mình, sống hết mình vì một điều quý giá nào đấy. Điều này sẽ tiếp thêm cho bạn sức mạnh để mạnh mẽ vượt qua cơn trầm cảm.
Thường xuyên vận động, rèn luyện thể thao
Hầu hết những người bị trầm cảm thường không muốn vận động, chỉ muốn ngồi yên một chỗ và ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, để giúp cho họ sớm mau chóng hồi phục thì người bệnh cần phải chủ động vận động bản thân. Tốt nhất là họ nên áp dụng các bài tập đơn giản ngay tại nhà để có cảm giác thoải mái, giúp căng giãn cơ, đầu óc thư giãn hơn, giảm bớt được áp lực trong lòng.
Theo các chuyên gia về tâm lý, khi người bị trầm cảm vận động và rèn luyện thể chất thì cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, từ đó giúp cho người bệnh giảm bớt được áp lực, căng thẳng, u buồn, chán nản. Ngoài ra, việc vận động cơ thể còn giúp ngăn chặn được các loại virus, vi khuẩn gây hại đến sức khỏe.
Do đó, những người bị trầm cảm nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập đơn giản. Tốt nhất là nên tập vào buổi sáng, lựa chọn những nơi có ánh sáng dịu nhẹ, thoáng mát, không khí trong lành.
Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu (trò chuyện trị liệu) được thực hiện bằng cách nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về sức khỏe tinh thần, hoàn cảnh của cá nhân, khơi thông cảm xúc, cũng như tăng khả năng ứng phó với các sự kiện gây căng thẳng. Có nhiều loại tâm lý trị liệu, trong đó, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là phổ biến nhất. Quá trình trị liệu có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm.
Chú ý đến giấc ngủ
Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý, giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và cảm xúc của con người. Khi cơ thể bị mất ngủ, không được nghỉ ngơi thì các chất dẫn truyền ở não bộ sẽ bị tác động, từ đó gây ra các dấu hiệu mệt mỏi, tiêu cực, căng thẳng. Đặc biệt là những người bị trầm cảm thường có tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Vì thế, để có thể cải thiện được tình trạng này, người bệnh cần phải xây dựng cho bản thân thói quen ngủ đủ 8 tiếng và đi ngủ trước 23 giờ hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lựa chọn không gian ngủ được yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn, bày trí đơn giản, dịu mắt,…. Đồng thời, để hỗ trợ giấc ngủ được ngon hơn, người bệnh nên tìm đến các phương pháp tự nhiên và tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ.
Điều trị trầm cảm kéo dài bao lâu?
1 – 2 tuần khi bắt đầu dùng thuốc! Các triệu chứng có thể cải thiện trong 1 – 2 tuần. Nếu thuốc điều trị trầm cảm không có tác dụng sau thời gian này, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn sử dụng thuốc khác.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trầm cảm, phương pháp điều trị có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn trước khi các tình trạng dần cải thiện.