Nhiều cha mẹ ngày nay ưu tiên chọn những phương pháp tự nhiên để hổ trợ sức khỏe và tăng cường khả năng tự kháng của cơ thể với bệnh tật. Tuy nhiên, không ít cha mẹ lại băn khoăn là việc ngâm chân tay trẻ nhỏ với 1 ít cây cỏ có tinh dầu hoặc thảo dược liệu điều này có thể giúp trẻ mau phục hồi hơn? Làm như thế nào là đúng và an toàn cho trẻ?
Nội dung bài viết:
Ngâm chân tay với thảo dược để tăng sức đề kháng cho trẻ
Việc ngâm tay chân với thảo dược thường được sử dụng từ ông bà chúng ta từ rất lâu, cũng được ghi chép trong các bài thuốc gia đình ở Phương Tây. GS. Mességué M, một chuyên gia nghiên cứu và ứng dụng trị liệu thảo dược nổi tiếng người Pháp, đã từng hướng dẫn cách ngâm tay chân giúp hổ trợ và thư giãn các vấn đề stress và mệt mỏi của cơ thể, giảm đau các khớp, làm dễ chịu các cơn cảm cúm thông thường. Điều này được hiểu là do bàn tay và bàn chân là những vùng nhạy cảm và có nhiều dây thần kinh, nơi mà những tác nhân có dược tính có thể điều hòa.
Theo hướng dẫn ngâm tay chân cho trẻ nhỏ, TS. Anne McIntyre, Viện Quốc Gia Trị Liệu Thảo Dược, Anh Quốc chia sẻ: Việc ngâm tay chân cho trẻ nhỏ chỉ là phương pháp tự nhiên hỗ trợ sự thư giãn và tự kháng của trẻ, không thay thế thuốc điều trị. Cha mẹ có thể áp dụng để hổ trợ hằng ngày như một liệu pháp mat-xa bằng nước với thảo dược thông thường. Việc ngâm tay chân cần đúng thời điểm và đúng thời gian để có lợi ích tốt nhất cho sự hổ trợ đề kháng cơ thể.
Thời gian ngâm chân thảo dược cho trẻ
Theo hướng dẩn của TS Anne McIntyre về thời gian ngâm như sau:
NGÂM TAY TRẺ: Ngâm buổi sáng và chỉ cần ngâm 4 phút
NGÂM CHÂN TRẺ: Ngâm trước khi ngủ và chỉ cần ngâm 4 phút
Sau khi ngâm, bạn dùng khăn lông sạch lau và quấn quanh tay chân giữ ấm 2-3 phút.
Trẻ em <12 tuổi chỉ cần ngâm 3-4 ngày/tuần.
Cách pha nước ngâm thảo dược
Nước sôi chế ra thau để nguội 8-10 phút, sau đó thả 1 hay kết hợp 2-3 loại thảo mộc bên dưới vào nước để ít nhất 8 phút, khi nước vừa ấm có thể ngâm chân tay.
Lượng thảo dược khoảng một nắm tay trẻ cho mỗi 500mL nước.
Thảo dược ngâm chân nào tốt?
Chỉ cần sử dụng 1 hay kết hợp 2-3 loại bên dưới. Đây là những loại thông thường được khuyên sử dụng cho trẻ em bởi TS. Anne McIntyre trong hỗ trợ miễn dịch, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho các triệu chứng sốt hay cảm cúm thông thường, cũng có thể giúp trẻ giảm đau.
1. Lá Bạc Hà
2. Cây Húng Tây
3. Hoa Cúc La Mã
4. Gốc Sả Chanh
5. Lá Ngò Rí
6. Lá Bạc Hà Chanh
Không gian ngâm chân
Cần một không gian thoải mái và không áp lực để cơ thể có thể nhận lợi ích tốt nhất từ hoạt động thư giãn bằng liệu pháp nước kết hợp thảo mộc. Một nghiên cứu của TS. Habibi A cho thấy: Có một mối liên hệ giữa tác dụng của âm nhạc trong phát triển não bộ và cải thiện chức năng miễn dịch của trẻ nhỏ. Do đó, lúc ngâm chân tay cho trẻ, bạn cũng có thể mở 1 bản nhạc giúp hoạt động thư giãn tốt nhất cho não bộ. Bạn có thể tham khảo và tải những bản nhạc dưới comment bài viết này.
Những trẻ em nào không nên ngâm chân tay
Trẻ có 1 trong những điều sau không nên ngâm tay chân hoặc cần tư vấn chuyên gia địa phương để được lời khuyên tốt nhất.
1. Trẻ có vết thương hở ở tay chân
2. Trẻ có tiền sử dị ứng với các loại thảo dược trên
3. Trẻ trong điều trị có hạn chế tiếp xúc với nước
4. Trẻ không thoải mái hoặc cảm thấy khó chịu khi sử dụng liệu pháp này.
Liệu pháp ngâm tay chân với thảo dược không có tác dụng thay thế thuốc hay biện pháp điều trị trực tiếp từ chuyên gia sức khỏe.
Nguồn: BS Nguyen Anh