Theo thống kê cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Liệu nó có nguy hiểm, gây hại cho mẹ hoặc bé hay không? Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết:
Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây được xem là bệnh thường gặp ở mẹ bầu. Tuy nhiên, bệnh chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:
- Thừa cân, béo phì.
- Tiền sử gia đình: Có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
- Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
- Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
- Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
Nguyên nhân mắc tiểu đường thai kì
- Do thay đổi hormone: Khi mang thai, các hormone trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nhất định. Đặc biệt, insulin được sản xuất ra để điều hòa glucose cũng bị suy giảm do các hormone nhau thai làm rối loạn việc sản xuất này. Từ đó khiến lượng glucose trong máu tăng cao, gây nên nên hiện tượng tiểu đường thai kì.
- Nguyên nhân khác: Nếu mẹ bầu bị béo phì, gia đình có tiền sử bị tiểu đường, từng bị tiểu đường thai kì, mang thai khi đã lớn tuổi, có tiền sử cao huyết áp…
Biến chứng của tiểu đường thai kì
Nếu không theo dõi và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thai kì, mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng sau:
- Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.
- Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.
- Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
- Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé. Cần cho bé ăn ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường.
- Dị tật bẩm sinh.
- Tử vong ngay sau sinh.
- Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.
- Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
- Thai chết lưu: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bị cao huyết, làm tăng nguy cơ sinh non, thai lưu. Đối với bé, tác hại của tiểu đường thai kỳ có thể nghiêm trọng bởi bé nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ máu mẹ.
- Thai tăng trưởng quá mức: Việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển quá mức. Do đó, mẹ tiểu đường thai kỳ con có thể nặng cân. Điều này khiến việc sinh nở có thể gặp các khó khăn như phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh…
- Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, dẫn đến tình trạng giảm tân tạo glucose từ gan.
- Suy hô hấp: Trước đây, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Hiện nay, nhờ có các thiết bị đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi mà các bác sĩ có thể can thiệp thành công.
- Tăng hồng cầu: Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
- Vàng da sơ sinh: Tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, thường xảy ra ở những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
- Các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài khác: Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ bị béo phì, bị đái tháo đường type 2 khi trưởng thành, rối loạn tâm thần – vận động.
Điều trị tiểu đường thai kỳ
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Có đến 70 – 85% trường hợp tiểu đường thai kỳ có thể cân bằng lại mức đường huyết nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống mà không cần can thiệp bằng thuốc. Để được như vậy, các mẹ cần lưu ý về lượng carbohydrate và chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể hàng ngày:
-
Các thực phẩm tinh bột: thay vì cơm trắng thì nên thay bằng gạo lứt, nên ăn ngũ cốc nguyên hạt thay cho loại tinh chế. Khi ăn trái cây thì ưu tiên quả ít đường, chia thành nhiều bữa và không nên xay sinh tố hoặc ép uống mỗi nước;
-
Tránh ăn đồ ngọt: kem, bánh kẹo, mứt thạch, bánh rán, đồ uống có gas, nước sốt ngọt,…;
-
Có thể chia bữa ăn thành các bữa phụ trong ngày, tăng cường ăn rau xanh như rau cải, xà lách, súp lơ, nấm, cà rốt,…;
-
Bổ sung thêm acid folic khoảng 5mg/ngày. Nên bắt đầu bổ sung từ 3 tháng trước khi ngưng áp dụng các biện pháp tránh thai. Từ tuần thai thứ 12 nên giảm còn 0,4 – 1mg/ngày và duy trì đến khi trẻ cai sữa mẹ;
-
Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng và bác sĩ nội tiết
Quản lý vận động
Nếu sức khỏe của bạn và em bé đều ổn, bác sĩ có thể đề nghị bạn tập thể dục nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Hãy cố gắng thực hiện các bài tập ở mức độ nhẹ đến trung bình trong 15 – 30 phút, vào hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn chưa rõ về những bài tập phù hợp với mình, hãy hỏi ý kiến chuyên gia.
- Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên vận động ở mức độ trung bình nhằm duy trì mức đường máu ổn định, tốt nhất nên tham khảo bác sĩ sản khoa trước khi có bất kỳ chế độ tập thể dục nào.
- Hoạt động thể chất sẽ giúp cơ thể giảm sức đề kháng insulin, hoàn thiện thể lực và chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở. Hoạt động thể chất nên được duy trì như là một thói quen hàng ngày giúp cải thiện tổng trạng sức khỏe.
Lập biểu đồ sự phát triển của thai nhi
Để giảm thiểu tối đa biến chứng cho mẹ và bé do tình trạng đái tháo đường thai kỳ gây ra, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao kích thước của em bé trong những tuần thai cuối. Nếu thai nhi phát triển quá lớn, bạn có thể được đề nghị chấm dứt thai kỳ sớm hơn so với ngày dự sinh (với điều kiện thai phải đủ 37 tuần trở lên).
Sau khi bạn vượt cạn an toàn, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo lượng đường trong máu của bạn đã trở lại bình thường. Tiếp đó, bạn cần kiểm tra lại đường huyết sau 4-12 tuần sau khi sinh và định kỳ mỗi năm.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ?
Thai phụ có thể có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ nếu thuộc các nhóm đối tượng sau:
- Đa thai;
- Mang thai sau 35 tuổi;
- Tăng huyết áp thai kỳ;
- Hội chứng buồng trứng đa nang;
- Đường niệu (glucose niệu) dương tính.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ
Thai phụ có thể có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ nếu có các yếu tố sau:
- Có tiền sử bất thường dung nạp đường máu;
- Tiền sử gia đình có người thân mắc đái tháo đường;
- Có tình trạng thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai;
- Lối sống tĩnh tại ít hoạt động thể dục thể thao;
- Tăng cân không kiểm soát trong quá trình mang thai;
- Sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg trong lần mang thai trước;
- Trong lần mang thai trước thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ;
- Tiền sử sản khoa từng có thai lưu không rõ nguyên nhân, sinh non, tiền sản giật, thai dị tật bẩm sinh.