Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không ?

Đây là bài viết 85 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không ? Vàng da là vấn đề thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Màu vàng thấy được trên da là do chất bilirubin tăng cao trong máu trẻ.

Có 2 loại vàng da: vàng da tăng bilirubin gián tiếp và bilirubin trực tiếp. Đa số các bé em của chúng ta bị là tăng bilirubin gián tiếp.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không ?
Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không ?

Tuy ít gặp hơn, nhưng có vẻ nguy hiểm hơn là vàng da tăng bilirubin trực tiếp hay còn gọi là vàng da tắc mật. Những trường hợp này, phân bé sẽ nhạt màu hay mất hẳn màu, phân như “cứt cò” và tiểu sậm màu. Tất cả mọi trường hợp vàng da tắc mật, dù nhẹ hay nặng, đều phải được NHẬP VIỆN NGAY.

Vậy chúng ta sẽ tập trung đến vàng da gián tiếp trước nha. Vậy giờ làm sao để biết bé vàng da và mức độ vàng da như thế nào ?

Vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện trước tiên ở mặt và tiến triển theo hướng từ đầu đến chân. Lượng bilirubin càng cao chừng nào thì màu vàng thấy được ở vùng càng thấp chừng đó.

Bạn hãy mang bé ra nơi có ánh sáng ban ngày ĐỦ SÁNG, tốt nhất là gần cửa sổ, vừa dùng ngón tay ấn da mũi bé vừa quan sát. Nếu thấy vàng tức là bé có vàng da. Nếu bé có vàng da thì tiếp tục ấn da xem xuống vùng thấp dần: ngực --> trên rốn --> dưới rốn --> đùi --> cẳng chân --> lòng bàn chân để xác dịnh chỗ thấp nhất còn thấy vàng da. Vàng da ở vùng càng thấp chứng tỏ càng nặng.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không ?

Dù đại đa số là vàng da sinh lý và thường tự hết trong vòng tuần đầu, trong một số trường hợp, chất bilirubin trong máu có thể tăng rất cao (Vàng da bệnh lý), và tràn qua hàng rào bảo vệ não của trẻ, phá hủy các nhân thần kinh, gây tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sẽ có những di chứng về thần kinh hết sức trầm trọng: điếc, múa vờn, chậm phát triển về vận động.

Làm gì khi bé vàng da đây ?

Những suy nghĩ sai lầm

  • Đem ra ánh nắng chói chang để bớt vàng da
  • Một số bà mẹ lại xoay sở nhiều cách khác nữa: thoa thuốc, cho uống nước đường
  • Lấy độc trị độc, chà chất màu vàng lên người bé cho hết vàng, chất gì màu vàng, thôi bỏ qua, hơi ghê
  • Không ăn thức ăn màu vàng với suy nghĩ ăn màu vàng da sẽ vàng, ăn thức ăn màu đỏ sẽ ra màu đỏ, ăn thức ăn màu đen ra màu đen

Tất cả những suy nghĩ này đều sai lầm nhé. Hãy nhớ rằng PHƠI NẮNG KHÔNG GIÚP GIẢM VÀNG DA, mà còn làm cho da bé bị khô, mất nước, và nhất là làm chậm trễ các điều trị hiệu quả. Bạn biết không, hầu hết các bé hết vàng da sau khi phơi nắng do bé chỉ bị vàng da sinh lý, nên tự hết mà thôi! Trong trường hợp vàng da nặng nếu mang bé đi khám khi đã quá trễ, bé sẽ có nguy cơ tổn thương não. Do đó nếu thấy bé vàng da kèm với bỏ bú, li bì thì nên đưa bé đi khám chứ đừng có ở nhà mà phơi nắng vô ích nhé !

Vậy điều cần làm là gì ?

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên tích cực cho trẻ bú sữa mẹ

Theo dõi sát sự tiến triển của vàng da bằng cách đưa bé ra ánh nắng tự nhiên để xem xét vàng da và độ nặng của vàng da

  • Đưa bé đi gặp Bs ngay khi:
  • Vàng da sớm: xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, dù chỉ mới chớm vàng ở mặt
  • Vàng da tới đùi hay dưới mức đùi
  • Vàng da kèm dấu hiệu khác như bú kém, lừ đừ, sốt cao
  • Hoặc vàng da sau 2 tuần tuổi ở trẻ sinh đủ tháng và sau 4 tuần tuổi ở trẻ sinh non.

Điều trị vàng da

Tuỳ theo mức độ mà chúng ta sẽ chiếu đèn, hay thay máu. Hai phương pháp này đều nên được làm ở bệnh viện

Ánh sáng liệu pháp gọi nôm na là “chiếu đèn”: dùng đèn chuyên biệt tại bệnh viện, không phải đèn néon ở nhà bạn nhé! và chiếu liên tục trong vài ngày lên da bé.

Thay máu: lấy máu có nhiều bilirubin ra, thay bằng máu có chứa rất ít bilirubin của người khỏe mạnh.

Tags:

Sponsored Links:

'
'