Sốt xuất huyết: nguyên nhân gây sốt xuất huyết, cơ chế gây bệnh, biểu hiện, các cách phòng tránh và chữa trị. Mùa thu và mua hè nhiều nơi xảy ra một đợt dịch sốt xuất huyết lớn với rất nhiều người đã bị mắc bệnh. Những hiểu biết sai lầm về căn bệnh này sẽ làm cho bệnh trở nên nguy hiểm và khó chữa hơn rất nhiều.
Dưới đây sẽ là những hiểu biết chung nhất về sốt xuất huyết, giúp bạn hình dung rõ ràng nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, các biểu hiện của người bệnh và các cách phòng tránh sốt xuất huyết. Bài viết được mình update vào ngày 9/10/2018 và sẽ được update liên tục nhé. Các bạn hãy chú ý theo dõi.
Nội dung bài viết:
1, Nguyên nhân sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết (hay còn gọi là sốt Dengue) có nguyên nhân bị gây ra bởi virus Dengue. Virus này gồm 4 chủng đó là D1, D2, D3 và D4.
Virus Dengue có vector truyền bệnh đó là các loài muỗi (xem các loài muỗi ở đây)có tên khoa học là Aedes. Muỗi Aedes sẽ mang virus Dengue nếu nó đốt người mắc bệnh sốt xuất huyết, sau đó nó đóng vai trò là trung gian truyền bệnh từ người này sang người khác. Virus Dengue không thể lây lan trực tiếp từ người này sang người khác, mà bắt buộc phải thông qua vật chủ trung gian này.
Ở Việt Nam, loại muỗi này hay được gọi là muỗi vằn.
Loài muỗi Aedes phân bố rộng rãi trên thế giới và phát triển rất mạnh vào mùa mưa. Do đó, hầu như toàn bộ các nước trên thế giới đều có những ca bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt là ở một số vùng như Trung Quốc, Ấn Độ, vùng Caribe, Tây Thái Bình Dương, và Đông Nam Á.
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh nhân có nhiễm sốt xuất huyết hay không thông qua xét nghiệm máu của bệnh nhân. Có một cách bạn có thể giúp bác sĩ của mình chẩn đoán nhanh hơn.
Nếu bạn mắc cơn sốt sau khi đi du lịch tại các vùng nhiệt đới, hay cụ thể hơn là một trong các vùng chúng tôi vừa liệt kê ở trên, hãy cho bác sĩ của mình biết. Điều đó sẽ giúp bác sĩ có những dự đoán nhanh hơn về nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
2, Biểu hiện và Hình ảnh về sốt xuất huyết
-Giai đoạn đầu bị sốt và nóng: Ở giai đoạn này người bệnh thường có biểu hiện là sốt có nhiệt độ cao đột ngột lên đến 39 – 40 độ. Liên tục trong vòng 3 – 4 ngày liền mà không dứt.Sốt xuất huyết thường khởi phát rất đột ngột nhưng lại tiến triển qua 3 giai đoạn chính đó là:
-Giai đoạn tiếp theo xuất huyết (chảy máu) thường được bộc lộ ở nhiều dạng như: Trên da xuất hiện những vết chấm đỏ hay vết bầm. Có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu tươi hoặc máu cá lợn cợn.
3, Cơ chế bệnh sinh và biểu hiện của sốt xuất huyết
Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết rất đa dạng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân mắc sốt xuất huyết thể nhẹ, người nhà có thể nhầm lẫn với một chứng sốt virus bình thường.
Thời kỳ ủ bệnh của sốt xuất huyết
Sau khi muỗi đốt, người bệnh sẽ cảm thấy bình thường trong khoảng 4 – 6 ngày sau đó. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ ủ bệnh.
Thời kỳ phát bệnh
Sau đó bệnh sẽ khởi phát với những triệu chứng cấp tính như rét run, sốt cao 39-40 độ C, đau đầu, đau khắp mình mẩy, đặc biệt là đau các khớp chi, khớp xương, cơ, nhãn cầu… Cơn sốt cao, đột ngột, sau đó bệnh nhân sẽ cảm thấy đau mửa đầu rất nặng, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, da bắt đầu phát ban (từ khoảng 2 đến 5 ngày sau khi bệnh khởi phát). Có thể có chảy máu nhẹ. Thể nhẹ, triệu chứng nhẹ được gọi là sốt Dengue còn thể nặng với những diễn biến khôn lường hơn thì được gọi là sốt xuất huyết Dengue.
Đôi lúc các triệu chứng diễn ra nhẹ, người nhà bệnh nhân hoặc chính bệnh nhân có thể nhầm lẫn sốt xuất huyết với bệnh cảm cúm bình thường hoặc nhầm với một loài virus khác. Từ đó dẫn đến việc không đưa bệnh nhân đi điều trị kịp thời. Điều này rất nguy hiểm!
Biến chứng của sốt xuất huyết
Các triệu chứng nhẹ có thể phát triển lên thành những triệu chứng nặng nề và nguy hiểm hơn rất nhiều. Sốt xuất huyết Dengue gây ra biến chứng do sốt cao, tổn thương mạch bạch huyết và mạch máu, chảy máu từ mũi và lợi, gan to ra và suy tuần hoàn. Các triệu chứng này nếu không được chữa trị ngay lập tức bệnh nhân sẽ bị xuất huyết, sốc và cuối cùng là tử vong.
Tuy nhiên đừng lo lắng quá mức. Sốt xuất huyết Dengue thường chỉ xảy ra với những người có hệ miễn dịch kém hoặc những người đã từng mắc sốt xuất huyết ít nhất 1 lần trước đó.
Tuy vậy bạn vẫn nên trang bị cho mình những kiến thức dưới đây về cách phòng tránh và điều trị căn bệnh này.
4, Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?
Bệnh thường diễn biến từ 7 – 10 ngày. Giai đoạn đầu, bệnh nhân sốt rất cao trong khoảng 4 ngày.
5, Các cách phòng tránh và điều trị sốt xuất huyết
Cách phòng tránh
Như các bạn đã biết qua phần trên thì Sốt xuất huyết là một căn bệnh rất nguy hiểm. Thống kê cho thấy hằng năm có khoảng gần 400 triệu người bị nhiễm virus sốt xuất huyết, và có tới 96 triệu người có những biểu hiện bệnh khởi phát nguy hiểm.
Phòng bệnh lúc nào cũng hơn chữa bệnh. Để phòng ngừa cho chính bạn và người thân trong gia đình cũng như những người xung quanh thì bạn nên làm những điều sau:
- Không nên ở những nơi có quá nhiều dân cư nếu bạn có thể
- Sử dụng các loại thuốc xịt muỗi để tiêu diệt vecto gây bệnh, cả ở trong nhà lẫn ngoài nhà
- Khi ở trong nhà, nếu nhà bạn có máy điều hòa thì hãy sử dụng nó
- Nếu phòng bạn ở không dùng điều hòa, hãy sử dụng màn chống muỗi
- Ra ngoài trời, bạn nên mặc áo dài tay và quần ống dài để tránh bị muỗi đốt
Điều trị sốt xuất huyết tại bệnh viện như thế nào?
Nếu bạn thấy cơ thể mình có các dấu hiệu của sốt virus Dengue, thì việc đầu tiên bạn nên làm đó là đi tới bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Tại Việt Nam đã đưa ra phác đồ chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết như sau
Như các bạn có thể thấy, việc truyền muối nước là tối cần thiết trong điều trị sốt xuất huyết. Ngoài ra có thể bệnh nhân sẽ phải được truyền máu nếu tình hình chuyển biến xấu.
Kinh nghiệm chữa sốt xuất huyết tại nhà
Điều bạn cần làm trước tiên vẫn phải là đưa bệnh nhân tới bệnh viện để xét nghiệm công thức máu và được chẩn đoán. Tuy vậy bạn có thể tiến hành chữa cho bệnh nhân tại nhà theo các sau.
- Vắt cam tươi cho người bệnh uống, càng nhiều càng tốt, để bù lại lượng nước và điện giải đã mất do sốt xuất huyết.
- Orezol pha uống 3 gói 1 ngày đều đặn thường xuyên.
- Chườm người bệnh nhân bằng nước ấm liên tục nếu thấy nhiệt độ tăng.
- Nấu cháo, súp cho bệnh nhân ăn. Bù thêm nước bằng sữa.
- Cho bệnh nhân ăn thịt bò để tăng thêm chất sắt (vì khi sốt xuất huyết bệnh nhân có thể mất nhiều máu. Tăng sắt vào cơ thể có thể giúp cơ thể tổng hợp được nhiều hồng cầu hơn)
- Bạn có thể làm theo bài thuốc sau: Dùng Mía, bí ngô, hạt sen thêm một chút nước rồi đun liu riu trong vòng 30 phút. Sau đó để trên bếp trong nồi để nước cốt có thể chiết ra nhiều thêm. Tiếp đến, cho vào thêm một chút muối. Phương pháp này được cho rằng có thể bù nước và điện giải rất tốt.