Tác dụng của cây mật gấu và cách sử dụng để chữa bệnh

Đây là bài viết 20 / 46 trong series Giảm cân-Thực phẩm giảm cân

Cây mật gấu với tên gọi khác là cây Hoàng liên ô rô hay cây mã rồ. Đây là loại cây mang nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Loài này mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc có khí hậu mát mẻ như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn… Ở miền nam hay miền trung, do khí hậu không thích hợp nên cây mật gấu vẫn có thể sống nhưng sẽ phát triểm chậm và kém hơn.

Hình ảnh cây mật gấu

Cây mật gấu có thể cao 4 – 6m. Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, dài 20 – 40 cm, mang 11 – 25 lá chét cứng không cuống, hình trái xoan hẹp, dài 6 – 10cm, rộng 2 – 4,5cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn; gân chính 3. Lá kèm nhọn như hai gai nhỏ.

Các cụm ho ở ngọn thân, mang nhiều hoa màu vàng nhạt; lá đài 9, xếp thành 3 vòng; cánh ho 6, có tuyến ở gốc; nhị 6; bầu hình trụ. Quả thịt, hình trái xoan, đường kính khoảng 1cm, đầu quả có núm nhọn, khi chín màu xanh nâu, chứa 3 – 5 hạt. Mùa hoa: tháng 2 – 4, quả: tháng 5 – 6.

 

 

Thành phần có trong cây mật gấu

Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

Tác dụng của cây mật gấu:

Những hợp chất trong cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.

Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá cây mật gấu có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú. Lá mật gấu dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau.

Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá. Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da, làm giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

Theo Đông y, cây mật gấu có vị đắng tính mát, vào 4 kinh: phế, vị, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, làm se, lợi mật, phòng ngừa và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khoẻ…

Cây mật gấu còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh dạ dầy, rối loạn tiêu hoá, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp, làm tiêu mỡ, giã rượu, cải thiện tình trạng béo phì và bệnh gút.

Cách sử dụng cây mật gấu

  • Người ta thường dùng 10 – 20g rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt. Dùng lá hay quả (8 – 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác.
  • Ngoài ra, cây mật gấu còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa…

Cách dùng: Chẻ nhỏ sắc nước uống hàng ngày (mỗi ngày sử dụng khoảng 20g) hoặc  dùng cây mật gấu ngâm rượu (ngày uống 3 lần mỗi lần 10 – 20ml).

Y học dân gian ở nhiều quốc gia cũng dùng cây mật gấu chữa nhiều bệnh như:

  • Ấn Độ dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú. Congo dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.
  • Nam Phi dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.
  • Nhiều nơi ở Tây Phi dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

Sponsored Links:

Trả lời

'
'