Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Đây là bài viết 8 / 10 trong series Mẹo phòng bệnh

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết là vấn đề được chú ý hiện nay vì bênh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn Aedes aegypti đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt, đang là cao điểm của mùa dịch sốt xuất huyết.

Bên cạnh đó việc mưa liên tục vào mỗi buổi chiều, nắng nóng vào buổi sáng sớm và trưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi và phát triển làm lây lan nhanh chóng bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng dân cư. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của isuckhoe nhé!

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh xảy ra phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới do vi rút Dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue) gây ra. Loại vi rút này có 4 chủng huyết thanh bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Người bệnh có thể nhiễm 1 đến 4 chủng vi rút và có khả năng tạo ra miễn dịch với chủng đó suốt đời. Điều này không có nghĩa là người từng bị sốt xuất huyết có khả năng miễn dịch với 3 chủng còn lại.

Vì vậy, một người có thể sẽ bị sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần. Vi rút Dengue lây lan qua người chủ yếu do muỗi cái thuộc giống Aedes, chủ yếu là Aedes aegypti.

Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và cao điểm nhất là vào mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi. Sốt xuất huyết gặp ở cả người lớn và trẻ em, bệnh gây sốt cao, mệt mỏi, đau nhức xương, rối loạn đông máu, xuất huyết, giảm huyết áp đột ngột.

Với một số trường hợp có thể bị chuyển biến nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách, theo dõi triệu chứng thường xuyên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời người bệnh có thể trở nặng thậm chí tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết

Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn có nhiều điểm tương đồng với sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm phải loại virus gây bệnh, người bệnh sẽ gặp phải một trong 2 trường hợp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn dạng cổ điển (thể nhẹ).

Trong trường hợp này, bệnh sốt xuất huyết ở người lớn sẽ có triệu chứng rầm rộ hơn ở trẻ em, thường xuất hiện các biểu hiện điển hình và không có biến chứng. Bắt đầu bằng triệu chứng sốt (trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi) và kèm theo các biểu hiện như:

  • Đau phía sau mắt
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng
  • Đau khớp và cơ
  • Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C
  • Phát ban
  • Buồn nôn và ói mửa
Triệu chứng sốt xuất huyết

Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng

Người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng (đường tiêu hóa và xuất huyết não), triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn gây xuất huyết đường tiêu hóa sẽ bao gồm biểu hiện đau đầu bình thường và sốt nhẹ, không phát ban. Sau khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, trên da bắt đầu xuất hiện các chấm xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh tái…

Trường hợp xuất huyết não sẽ rất khó nhận biết vì triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ không rõ ràng, có thể người bệnh chỉ bị sốt, đau đầu, liệt chân, tay hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê, dẫn đến tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Đây là thể bệnh dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn, bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ cộng với triệu chứng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt, hạ huyết áp…

Trường hợp này thường xảy ra ở người bệnh trong lần nhiễm bệnh sau, khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động hoặc thụ động với một loại kháng nguyên virus, sau khoảng 2 – 5 ngày mắc bệnh thì bệnh sẽ có tiến triển nặng, dạng bệnh này có thể xảy ra ở trẻ và gây tử vong nhanh chóng.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

  • Dùng thuốc paracetamol để giảm cơn đau và hạ sốt – không dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể làm nặng thêm tình trạng xuất huyết.
  • Uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước – nếu bạn đang ở nước ngoài, chỉ nên uống nước đóng chai để bảo đảm an toàn. Bổ sung dung dịch oserol để bù nước và điện giải.
Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết
  • Bạn cần nghỉ ngơi nhiều, ăn món ăn dễ tiêu hóa (súp, cháo) và tránh ăn thức ăn khó tiêu.
  • Dùng nhiều trái cây tươi và nước ép để bổ sung vitamin C, bởi vì đây là chất có vai trò quan trọng trong việc hồi phục cơ thể khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Loại vitamin này hỗ trợ trong việc sửa chữa, tăng trưởng và phát triển các mô bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vitamin C còn nuôi dưỡng hệ thống miễn dịch bằng cách tăng cường kháng thể và sản xuất tế bào bạch cầu.

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách chống muỗi đốt bao gồm không cho muỗi hút máu người bằng các biện pháp:

  • Mặc quần áo dài tay.
  • Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
  • Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi…Bình xịt côn trùng trong nhà, hương muỗi hoặc kem xua muỗi có thể làm giảm hoạt động chích đốt của muỗi.
  • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ đều có thể làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình.
  • Người bị sốt xuất huyết cần được nằm trong màn, tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan bệnh cho người khác.

Đọc thêm:

Vì sao mắt bị mờ? Mắt bị mờ là biểu hiện của bệnh gì?

Chăm sóc và phòng khô da vào mùa đông

Nguyên nhân giảm thị lực? Phòng tránh đúng cách

Làm gì để bớt đau dạ dày?

Bảo quản thực phẩm an toàn cho sức khỏe

Câu hỏi thường gặp

Sốt xuất huyết là gì?

Sponsored Links:

'
'