Làm gì để bớt đau dạ dày?

Đây là bài viết 6 / 6 trong series Đau dạ dày

Đau dạ dày khiến cơ thể người bệnh bị suy nhược, gây khó khăn trong sinh hoạt và công việc. Người bị đau dạ dày cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh các nguy cơ biến chứng về sau. Mỗi khi bị đau dạ dày, bạn thường làm gì để cơn đau giảm bớt? Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!

Làm gì để bớt đau dạ dày?
Làm gì để bớt đau dạ dày?

Nguyên nhân bị đau dạ dày

Nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày rất đa dạng, có thể là do một hoặc nhiều nguyên nhân cùng nhau gây ra.

  • Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Đây là loại vi khuẩn có khả năng sinh sống tại vùng niêm mạc dạ dày, chống chịu với môi trường axit đậm đặc tại đây.
Nguyên nhân bị đau dạ dày
Nguyên nhân bị đau dạ dày
  • Ăn uống không điều độ: Bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, có thói quen ăn đêm.
  • Ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
  • Nghiện rượu, bia, cà phê.
  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa chất phá hủy niêm mạc dạ dày.
  • Căng thẳng, áp lực: Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, hoạt động tiêu hóa không được ưu tiên từ đó dẫn tới tiêu hóa kém, thức ăn ứ đọng lâu dần gây bệnh.
  • Bệnh lý trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính cũng có thể gây đau dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh.

Cần làm gì khi bị đau dạ dày?

Xoa bụng

Với những cơn đau nhẹ, nằm nghỉ ngơi và xoa bụng là một cách giảm đau bao tử đơn giản. Cách xoa như sau: hai tay đặt lên vùng bụng rồi xoa đều theo chiều kim đồng hồ. Sau đó xoa theo chiều ngược lại với thời gian tương tự. Nếu cần, người bệnh có thể kết hợp chườm nóng như trên và xoa bụng để hiệu quả tốt hơn. Cách này giúp đẩy máu tới hệ tiêu hóa nhiều hơn, từ đó làm giảm cảm giác đau.

Cần làm gì khi bị đau dạ dày?
Cần làm gì khi bị đau dạ dày?

Các bước thực hiện kỹ thuật xoa bóp bụng:

  • Thêm vài giọt dầu nóng vào lòng bàn tay, xoa đều cho hai lòng bàn tay nóng dần lên;

  • Áp hai tay vào bụng, xoa theo hướng trái – phải, lên – xuống;

  • Thời gian thực hiện: cần làm liên tục trong 10 – 15 phút để vùng bụng ấm dần;

  • Nên xoa bóp vào các huyệt đạo để dạ dày giảm cơn đau như: huyệt Thái Xung, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Trung Quản, huyệt Tam Âm Giao,…

  • Nên thực hiện sau khi ăn 1 giờ, không nên xoa bóp bụng khi vừa ăn no xong vì như vậy dễ khiến dạ dày càng tăng triệu chứng đau.

Chườm nóng

Cách chữa đau dạ dày bằng chườm nóng sẽ giúp lượng nhiệt tỏa ra sẽ giúp máu được tuần hoàn và lưu thông một cách tốt hơn. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ được thuyên giảm các cơn đau. Bạn có thể thực hiện việc chườm nóng bằng một trong hai cách sau:

  • Sử dụng nước nóng: Bạn cho nước nóng vào một chai thủy tinh rồi đậy cho thật kín lại. Nếu như bạn dùng khăn, bạn lấy khăn nhúng vào trong nước ấm rồi vắt cho thật ráo nước rồi chườm lên vùng bụng. Khi thực hiện việc chườm nóng bằng phương pháp này, bạn sẽ thấy những cơn đau được thuyên giảm một cách đáng kể.
Chườm nóng
Chườm nóng
  • Chườm muối: Bạn lấy một lượng muối hột vừa phải, đem rang nóng lên rồi bọc vào trong khăn. Sau đó, bạn chườm muối lên vùng bụng bị đau. Bạn chườm cho đến khi nào các cơn đau thuyên giảm thì dừng lại.

Dùng nước muối loãng

Từ xưa, người dân đã truyền tai nhau cách giảm đau dạ dày nhờ nước muối loãng. Chỉ cần pha một chút muối với nước ấm để được một dung dịch muối loãng rồi uống từ từ từng ngụm nhỏ. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều vì lượng muối tăng lên trong cơ thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn, gây tổn hại đến chức năng của thận. Nước muối có khả năng ức chế một phần vi khuẩn trong dạ dày, đồng thời làm sạch dạ dày, giảm co thắt dạ dày.

Giảm đau bằng gừng

Gừng là một loại thực vật có tính ấm, tác dụng kháng viêm và có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt gừng thường được sử dụng trong việc giảm thiểu hiệu quả các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn khi bị đau dạ dày cấp.

Giảm đau bằng gừng

Hướng dẫn chế biến bài thuốc điều trị đau bao tử từ gừng:

  • Cách 1: thái từ 1 – 2 lát gừng tươi, nhai sau đó nuốt từ từ sẽ giúp cơn đau thuyên giảm;

  • Cách 2: nếu gừng quá khó ăn đối với bạn, hãy đem rửa sạch, cắt thành 2 – 3 lát mỏng rồi thả vào cốc nước sôi, ngâm trong khoảng từ 5 – 10 phút. Có thể cho thêm 1 thìa mật ong khuấy đều lên cho dễ uống. Do mật ong là một món quà của thiên nhiên có tác dụng giảm viêm, diệt nấm, kháng khuẩn, chống oxy hoá, làm lành các thương tổn ở niêm mạc dạ dày nên khi thêm mật ong vào trà gừng còn giúp tăng hiệu quả giảm đau;

  • Lưu ý: nên chọn loại gừng tươi, trước khi dùng cần loại bỏ vỏ bên ngoài. Nếu không có sẵn gừng tươi thì bạn có thể thay thế bằng bột gừng.

Giảm đau bằng rau thìa là

Theo Đông y, rau thì là có vị cay, đắng, tính nóng. Loại rau này có tác dụng điều hòa khí âm dương, giúp quân bình và điều hòa hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó, loại rau này còn đem đến tác dụng kích thích sự bài tiết của nước tiểu và giúp giảm nhanh những cơn đau. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ, vitamin C và axit aspartic có trong rau thì là còn có tác dụng chống đầy hơi do các bệnh lý về dạ dày gây ra.

Dùng thuốc ức chế bài tiết acid

Dùng thuốc gần như là biện pháp giảm đau dạ dày nhanh và hiệu quả nhất. Thuốc giảm bài tiết acid là thuốc thường được kê đơn cho hầu hết người bệnh dạ dày. Thuốc có tác dụng nhanh, giảm ngay cảm giác đau dạ dày, thậm chí là cả ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc này quá nhiều thì việc gặp phải tác dụng phụ là không thể tránh khỏi. Tác dụng phụ người bệnh có thể gặp là viêm teo thành dạ dày, táo bón, tiêu chảy. Bởi vậy, người bệnh sử dụng thuốc luôn cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.

Đọc thêm:

Sponsored Links:

'
'