Nguyên nhân giảm thị lực? Phòng tránh đúng cách

Đây là bài viết 202 / 296 trong series Lời khuyên sức khỏe

Nguyên nhân giảm thị lực? Và cách phòng tránh đúng cách. Có thể bạn chưa biết, việc mắt kém là vấn đề thị lực phổ biến nhất hiện nay.

Với tình trạng suy giảm thị lực, việc chăm sóc, phòng ngừa được đánh giá cao hơn chữa trị vì khả năng phục hồi sau chữa trị thường rất thấp trong khi việc phòng ngừa và chăm sóc ở giai đoạn nhẹ vô cùng đơn giản.

Cùng isuckhoe tìm hiểu về nguyên nhân giảm thị lực nhé!

Giảm thị lực là gì?

Đây là tình trạng mà khả năng nhìn của mắt giảm thị lực, làm cho người bệnh trải qua sự suy giảm trong khả năng nhận biết hình ảnh, đối tượng, hoặc môi trường xung quanh.

Có nhiều nguyên nhân giảm thị lực và mức độ suy giảm có thể từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Nguyên nhân giảm thị lực và cách để bạn phòng tránh đúng cách

Nguyên nhân giảm thị lực phòng tránh đúng cách
Nguyên nhân giảm thị lực phòng tránh đúng cách

Sau đây là một số nguyên nhân gây:

  • Cận thị: kết quả của việc hình ảnh được tập trung ở phía trước võng mạc, vì vậy các vật thể ở xa rất khó để nhìn rõ. Tình trạng này ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau. Thường xuất hiện vào lúc nhỏ tuổi và giữ ổn định trong khoảng 20 năm.
  • Viễn thị: ngược lại với cận thị, hình ảnh được tập trung phía sau võng mạc, khiến cho các vật thể ở gần xuất hiện mờ đi. Trẻ em có thể bị viễn thị nhẹ khi chúng trưởng thành.
  • Loạn thị: kết hợp giữa cận thị và viễn thị, khi giác mạc có hình dạng bất thường. Do đó, mắt thiếu tập trung vào một điểm nhìn duy nhất.
  • Lão thị: thường bắt đầu ở tuổi 40, phải dùng kính để đọc sách. Cũng giống như viễn thị, lão thị là nhìn gần không rõ.
  • Bong võng mạc: Võng mạc có chức năng chuyển đổi tín hiệu ánh sáng tạo thành xung thần kinh. Tình trạng võng mạc của mắt bị bong ra thì gọi là bong võng mạc. Mặc dù bong võng mạc không gây đau đớn tuy nhiên nó khiến cho thị lực bị giảm đột ngột, cần phải chữa trị ngay lập tức. Nếu võng mạc không được gắn vào thành mắt kịp thời, các tế bào võng mạc có thể bị thiếu oxy và có thể khiến bạn bị mất thị lực vĩnh viễn.
  • Bệnh mù màu: thường gặp nhất do sự rối loạn của các tế bào cảm thụ ánh sáng nhạy cảm với võng mạc, phản ứng với các tia sáng khác nhau. Tầm nhìn về màu sắc sẽ bị ảnh hưởng nếu những sắc tố đó bị khiếm khuyết hoặc các bước sóng phản ứng sai về màu sắc đó. Nam giới là đối tượng dễ bị mù màu hơn nữ giới. Rất hiếm có trường hợp nào bị mù màu hoàn toàn, họ không phân biệt được một số màu sắc nhất định.
  • Quáng gà: Trong điều kiện ánh sáng mờ hoặc vào ban đêm, thị lực của họ rất kém
  • Mỏi mắt: Thường thì mỏi mắt là do bạn quá tập trung làm một việc gì đó, chính vì vậy nếu bạn để mắt nghỉ ngơi thì chứng mỏi mắt sẽ nhanh chóng biến mất
  • Đục thủy tinh thể: đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù mắt, chiếm hơn 20 triệu người trên toàn thế giới. Thấu kính của mắt tập trung ánh sáng để có thể nhìn rõ các vật ở những khoảng cách khác nhau.

Khi thủy tinh thể bị đục, ánh sáng không thể truyền qua được thì gọi là đục thủy tinh thể, tình trạng này xảy ra khi chúng ta già đi. Cách tốt nhất để chữa đục thủy tinh thể là phẫu thuật.

  • Viêm kết mạc: lớp màng bao phủ nhãn cầu và mí mắt bên trong bị viêm thì gọi là viêm kết mạc. Nếu viêm kết mạc bị nhiễm trùng có thể rất dễ lây lan, tuy nhiên nó không nghiêm trọng và không gây hại cho thị lực nếu phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Bệnh tăng nhãn áp: Hơn 2 triệu người Mỹ mắc bệnh này và đây là nguyên nhân hàng đầu khiến thị lực giảm đột ngột và có thể bị mất không khôi phục được. Các bác sĩ thường gọi bệnh tăng nhãn áp là kẻ trộm thầm lặng vì nó xuất hiện để đánh cắp thị lực dần dần.

Bên cạnh đó, suy giảm thị lực còn có thể bị gây ra bởi một số nguyên nhân khác như:

  • Bệnh tiểu đường
  • Ung thư mắt
  • Bệnh bạch tạng
  • Chấn thương mắt, chấn thương sọ não

Hiện nay, có thể chia thành 2 nhóm chính các nguyên nhân gây mờ mắt như sau:

Mắc các bệnh lý về mắt: cận thị, viễn thị, lão thị

Cận thị là tình trạng nhìn rõ các vật ở gần và mờ dần đối với vật ở xa trong một khoảng cách thông thường. Vấn đề này sẽ gây nhiều khó khăn trong học tập, làm việc hay tham gia giao thông. Nguyên nhân chính dẫn đến cận thị là do chùm tia sáng hội tụ trước võng mạc thay vì nằm ngay trên võng mạc. 

Các bệnh lý về mắt như cận thị, viễn thị, lão thị

Trái ngược với cận thị, viễn thị là hiện tượng nhìn rõ các vật ở xa, tuy nhiên lại gặp nhiều khó khăn trong việc nhận diện các vật thể ở gần. Nguyên nhân của tình trạng viễn thị là chùm sáng hội tụ sau võng mạc, trong khi trạng thái bình thường là nằm ở phía trên võng mạc.

Theo thời gian, cơ thể chúng ta dần suy yếu và lão hóa, mắt cũng không nằm ngoài quy luật này. Quá trình lão hóa sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định đến các sợi cơ khu vực mắt và thủy tinh thể. Biểu hiện cơ bản của vấn đề lão thị đó là hiện tượng mắt mờ dần, không thể tập trung nhìn rõ những vật xung quanh.

Nhìn quá lâu vào màn hình

Quá nhiều người bị “mê” nhìn vào màn hình điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ mà không biết cách bảo vệ mắt. Nếu duy trì như vậy liên tục sẽ khiến tầm nhìn ngày càng hạn chế, thị lực giảm nhanh. Các cơ quanh mắt sẽ đau mỏi, liên đới đến đầu và hệ thần kinh, ngoài ra còn có thể mắc chứng thị giác màn hình.

Các chuyên gia khuyên rằng cứ mỗi 20 phút bạn lại nên rời khỏi màn hình tối thiểu 20 giây để mắt có thể nghỉ ngơi trong chốc lát.

Do bị nhiễm trùng mắt

Nhiễm trùng mắt có thể được cấu thành từ rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như đeo kính áp tròng sai cách, vệ sinh không đúng cách cũng dễ khiến mắt bị nhiễm trùng, thậm trí làm hỏng giác mạc. Hoặc nhiễm trùng mắt có thể do virus herpes gây ra, khi bạn vô tình chạm vào một vết loét ở trên da rồi đưa vào mắt có thể hình thành bệnh rồi.

Khi mắt bị chấn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể cũng có thể gây nhiễm trùng cho mắt. Và mắt nhìn kém, sưng, đau thường là những biểu hiện rõ nét của tình trạng nhiễm trùng. Với bệnh lý này, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt kết hợp với kháng sinh để điều trị dứt điểm.

Dấu hiệu mắt nhìn kém có nguy hiểm không?

Mắt kém thị lực cần phải được để ý, theo dõi thường xuyên. Nếu tình trạng ngày càng gia tăng nặng, mắt nhìn mờ dần theo thời gian bạn cần đi khám tổng quát về mắt để tìm ra nguyên nhân, có cách điều trị phù hợp.

Vì thực tế, tình trạng mắt kém dần nếu không do quá trình lão hóa tự nhiên thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nên bạn phải cẩn thận.

Không chỉ là cảnh báo những bệnh về mắt mà mắt kém còn có thể do những bệnh lý toàn thân khác gây nên. Vì vậy bạn không được chủ quan, cần theo dõi mắt cẩn thận, để mắt được nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu tình trạng không thuyên giảm, thậm chí còn gia tăng cấp độ nặng hơn bạn cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Đọc thêm:

Cách phòng tránh, cải thiện mắt cho bạn.

Cách phòng tránh và cải thiện mắt cho bạn

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Nên bắt đầu từ một chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt là những thực phẩm chứa acid béo omega -3, lutein, kẽm, vitamin C, E để giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Hãy lựa chọn các loại rau màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh, trứng, đậu, cá biển, cam và các loại nước ép trái cây tươi…

Dùng thuốc nhỏ mắt

Với những bệnh nhân mắt kém do tăng nhãn áp thường sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt để làm giảm nhãn áp trong mắt, kiểm soát bệnh lý. Ở những trường hợp nặng hơn, không thể cải thiện bằng thuốc nữa bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giúp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Giữ khoảng cách an toàn với màn hình máy tính

Màn hình máy tính cần được điều chỉnh ở vị trí phù hợp: cách mắt 50-60 cm và tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10 – 20 cm, bàn phím nên đặt cách mắt 30-40 cm. Với smartphone, khoảng cách tốt nhất từ mắt đến màn hình điện thoại là khoảng 30-40 cm. Cách đơn giản là dùng tay để đo khoảng cách, mỗi gang tay người lớn ước chừng 20 cm.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo bàn làm việc có ánh sáng vừa đủ, tắt bớt đèn trên trần nhà nếu quá sáng chói. Nếu quá tối thì nên dùng thêm đèn bàn có chụp, đặt đèn tại vị trí sao cho ánh đèn không phản chiếu lên màn hình..

Áp dụng quy tắc 20 – 20 – 20

Đối với những người thường xuyên làm việc, học tập trong môi trường đòi hỏi phải tiếp xúc thường xuyên với màn hình máy tính, điện thoại,… nên dành những khoảng thời gian nhất định để cho mắt được nghỉ ngơi, thư giãn.

Một số chuyên gia khuyến cáo nên cho mắt nghỉ ngơi 20s sau 20 phút làm việc bằng cách phóng tầm nhìn xa 20 feet (tương đương 7 met). Duy trì thói quen này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ suy giảm thị lực.

Mắt yếu nên ăn gì cho hợp lý

Mắt yếu nên ăn gì cho đủ chất

Để duy trì và cải thiện sức khỏe của mắt, có một số thực phẩm và chất dinh dưỡng quan trọng mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Dưới đây là một số thực phẩm và chất dinh dưỡng mà có thể hỗ trợ sức khỏe mắt:

  • Cà chua: Chứa lycopene, một chất chống oxi hữu ích cho sức khỏe mắt.
  • Cà rốt: Rất giàu beta-carotene, một loại vitamin A cần thiết cho sự hoạt động của võng mạc.
  • Các loại cá giàu axit béo omega-3: Như cá hồi, chum, mòi. Omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mắt như đục thủy thũng và thoái hóa võng mạc.
  • Rau diếp xanh: Chứa lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxi quan trọng cho sự bảo vệ của võng mạc khỏi tác động của ánh sáng tử ngoại.
  • Quả mâm xôi (Blueberries): Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các loại quả mâm xôi giàu các chất chống oxi và có thể giúp cải thiện sự linh hoạt của mạch máu, bao gồm cả các mạch máu ở mắt.
  • Trứng: Cung cấp lượng lớn lutein và zeaxanthin, giúp bảo vệ võng mạc khỏi tác động của ánh sáng tử ngoại.
  • Hạt óc chó: Chứa omega-3 và vitamin E, có lợi cho sức khỏe của võng mạc.
  • Quả dâu: chứa một loại flavonoid được gọi là quercetin, giúp cải thiện sự linh hoạt của mạch máu.
  • Hạt hạnh nhân và hạt giống hướng dương: Cung cấp vitamin E, một chất chống oxi có thể giúp bảo vệ tế bào mắt khỏi tác động của gốc tự do.
  • Các thực phẩm giàu zinc: Như thịt bò, thịt gà, hải sản, đậu nành. Zinc là một khoáng chất quan trọng cho sự hoạt động của võng mạc.

Ngoài ra, bạn cần nhớ duy trì một chế độ ăn cân đối, đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sức khỏe toàn diện, bao gồm cả sức khỏe của mắt.

Bảng quy đổi thị lực

Bảng quy đổi thị lực thường được sử dụng để đo lường khả năng nhìn rõ của mắt. Bảng thị lực phổ biến nhất là bảng Snellen, được thiết kế để kiểm tra tầm nhìn ở khoảng cách cố định

Bảng quy đổi thị lực

Câu hỏi thường gặp

Dấu hiệu mắt nhìn kém có nguy hiểm không?

Sponsored Links:

'
'