Nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng (loét miệng)

Đây là bài viết 9 / 10 trong series Mẹo phòng bệnh

Cách điều trị nhiệt miệng (loét miệng) là gì? Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều người, đa số vết nhiệt (loét) miệng sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng, nhiễm khuẩn…

Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng (loét miệng)
Nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng (loét miệng)

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Nhiệt miệng, hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Không giống với herpes ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.

Nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng (loét miệng)

Cho đến hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Các nguyên nhân làm tổn thương miệng sẽ bao gồm: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng, sử dụng thức ăn nhạy cảm, thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt, phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, vậy nên cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

Phòng ngừa nhiệt miệng như thế nào?

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là hạn chế tối đa các yếu tố gây bệnh, một số biện pháp có thể áp dụng như sau:

  • Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc căng thẳng quá sức, thường xuyên tập luyện thể thao rèn luyện thể chất.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng, những đồ gây nóng trong. Nên ăn những món ăn bổ xung nhiều vitamin và dưỡng chất.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách để không gây tổn thương cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Các biện pháp điều trị bệnh nhiệt miệng (loét miệng)

Khi tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng cũng không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ mà có một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như:

  • Sử dụng nước súc miệng tự làm với công thức: hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng.

Các biện pháp điều trị bệnh nhiệt miệng (loét miệng)
  • Chườm lạnh bằng đá có thể giảm đau và sưng. Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm.

  • Hạn chế ăn các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Sử dụng trà. Sau khi dùng trà túi lọc, có thể dùng để đắp vào vết thương, chất tannin có trong túi trà có tác dụng làm giảm cơn đau và giảm viêm.

  • Trong một số trường hợp bệnh nặng, bị loét nhiệt miệng liên tục bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng kháng sinh để điều trị.

Đọc thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Sponsored Links:

'
'