Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?

Đây là bài viết 190 / 245 trong series Lời khuyên sức khỏe

Răng khôn là vấn đề muôn thuở chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết nhưng khi nào nên nhổ răng khôn vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Răng khôn là vấn đề muôn thuở chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết nhưng khi nào nên nhổ răng khôn vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu trường hợp nào nên nhổ răng khôn nhé!

Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?

Có nên nhổ răng khôn không?

Răng khôn thường mọc qua nướu ở độ tuổi 18-25. Vào thời điểm này, 28 chiếc răng trưởng thành khác thường đã mọc, vì thế không phải lúc nào trong miệng cũng có đủ chỗ cho răng khôn mọc đúng cách và có thể gây nên các vấn đề. Răng khôn mọc lệch có thể mọc ở nhiều góc độ khác nhau trong cung hàm và thậm chí có thể mọc theo chiều ngang. Các vấn đề răng khôn có thể bao gồm:

  • Vẫn còn ẩn hoàn toàn trong nướu: Nếu chúng không thể mọc lên bình thường, răng khôn sẽ bị mắc kẹt bên trong hàm của bạn. Đôi khi điều này có thể dẫn tới nhiễm trùng hoặc có thể gây ra u nang có thể làm hỏng chân răng khác.
Có nên nhổ răng khôn không?
  • Nổi lên một phần qua nướu răng: Vì khu vực này khó nhìn thấy và khó làm sạch, răng khôn mọc một phần tạo lối đi có thể nơi ở thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh nướu răng và nhiễm trùng miệng.
  • Ảnh hướng đến các răng lân cận: Nếu răng khôn không có đủ chỗ để mọc đúng cách thì chúng có thể chen chúc hoặc làm hỏng các răng lân cận.

Vì thiếu chỗ nên răng khôn đôi khi có thể sẽ mọc lệch hoặc bị kẹt và chỉ chồi lên một phần. Vậy có nên nhổ răng khôn không? Một số nha sĩ khuyên bạn nên loại bỏ răng khôn nếu chúng chưa mọc hoàn toàn, tốt hơn hết là nên nhổ răng khôn ở độ tuổi trẻ hơn trước khi chân răng và xương được hình thành đầy đủ, điều này sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

Khi nào nên nhổ răng khôn?

Lý do cần nhổ răng khôn là bởi răng khôn thường mọc ở các vị trí không thuận lợi, hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong hàm. Việc này sẽ khiến khó vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.

Đã có nhiều trường hợp mọc răng khôn nhưng không nhổ bỏ và không được chữa trị kịp thời nên gây lây lan nhiễm trùng sang các khu vực xung quanh.

Khi nào nên nhổ răng khôn?
  • Cần nhổ răng khôn khi răng khôn mọc gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận.
  • Khi răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng nên nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.
  • Khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng khôn trồi dài tới hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm thì nên nhổ bỏ.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở song hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh thì nên chỉ định nhổ.
  • Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng, bệnh nhân cần làm chỉnh hình, trồng răng giả.
  • Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.

Không phải bất cứ trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ, và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Có thể bảo tồn giữ răng khôn ở những trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng. Trường hợp này nếu giữ lại thì bệnh nhân cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch triệt để.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường…
  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…

Sponsored Links:

'
'