Nguyên nhân đau nhức răng – Cách trị đau răng tại nhà hiệu quả

Đây là bài viết 186 / 296 trong series Lời khuyên sức khỏe

Nguyên nhân đau nhức răng thường gặp ở rất nhiều người, nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng đắn thì cơn đau răng sẽ không thể chấm dứt được. Nhìn chung, các vấn đề sức khỏe răng miệng đều có thể dẫn đến tình trạng đau nhức răng.

Cùng isuckhoe tìm hiểu nguyên nhân ngay nhé!

Nguyên nhân đau nhức răng

Đau nhức răng là gì?

Đau nhức răng là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng trở nên đau buốt. Tùy theo nguyên nhân mà cảm giác đi kèm đau răng sẽ có một chút khác biệt, tuy nhiên có một số cảm giác điển hình mà người bệnh có thể cảm thấy như:

  • Đau hoặc cảm thấy nướu xung quanh răng đang bị đau của bạn.
  • Sốt.
  • Đau nhói khi bạn chạm vào răng hoặc cắn xuống.
  • Khó chịu khi dùng thức ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh.

Bên cạnh đó, không phải cơn đau răng nào cũng kéo dài liên tục. Cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng cơn, khi nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi hay áp lực phát sinh lên răng khi nhai cũng có nguy cơ kích thích cơn đau răng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, đau nhức răng có thể xuất hiện mà không cần yếu tố kích hoạt nào.

Các nguyên nhân đau nhức răng

Đau răng do sâu răng

Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các bệnh lý khiến răng bị đau buốt. Sâu răng hình thành khi đường và tinh bột từ các hạt thức ăn trong miệng của bạn không được vệ sinh và tạo ra mảng bám dính vào men răng điều này tạo ra axit ăn mòn men, gây ra các vùng yếu và các lỗ. Sâu răng phá hủy men răng từ từ khiến răng bị nhạy cảm gây ê buốt khi tiếp xúc nhiệt độ.

Các nguyên nhân gây đau nhức răng

Sâu răng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm tủy răng, cần phát hiện và điều trị sớm để tránh sâu răng lây lan. Trám răng sâu là phương pháp tốt nhất để bảo vệ răng và ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng.

Có rất nhiều trường hợp bác sĩ tự ý nhổ răng sâu cho bệnh nhân mà không chẩn đoán điều trị. Răng mất đi không thể mọc lại do đó bạn cần yêu cầu bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng trước khi nhổ răng sâu.

Đau răng do viêm tủy răng

Tủy răng được xem là phần quan trọng và nhạy cảm nhất của răng. Vì tủy răng chứa các dây thần kinh, nên nếu tủy răng bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến tình trạng nhức răng nghiêm trọng. Hầu hết viêm tủy răng hình thành do sâu răng lâu ngày không được chữa trị kịp thời, phần sâu đã lan tới tủy và gây viêm.

Đau răng do nổi áp-xe răng

Bệnh áp xe răng là một trong các nguyên nhân gây nhức răng, đây là biến  chứng từ tình trạng răng miệng bị nhiễm trùng, gây nên tình trạng mưng mủ do các vi khuẩn bám trên răng gây nên.

Bệnh cũng xuất hiện nếu ăn các loại thực phẩm quá cứng, gây nên tình trạng nứt, mẻ răng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại cho răng tấn công vào tủy răng, gây nên tình trạng áp xe răng. Người bị áp xe răng thường bị đau, nhức, thậm chí có mủ quanh chân răng. Đồng thời, còn gây nóng, sốt đối với những người có thể trạng yếu. Tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn khi cắn, nhai thức ăn, miệng cảm thấy khô, đắng và có mùi hôi khó chịu.

Các nguyên nhân gây đau nhức răng

Áp-xe gồm 2 loại: áp-xe quanh chóp răng và áp-xe nha chu (túi nha chu hay túi mủ). Bệnh xảy ra khi:

  • Biến chứng từ việc nhiễm trùng răng miệng, vi khuẩn từ các mảng bám trên răng gây ra mủ.

  • Cắn hoặc ăn đồ ăn cứng gây nứt, mẻ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào tuỷ răng, gây nhiễm trùng, hình thành khối áp-xe.

  • Hình thành từ một răng bị sâu, lâu ngày không được điều trị gây viêm tuỷ răng và gây nổi áp-xe.

 Đau răng chấn thương răng, nứt răng

Răng của bạn có thể bị suy yếu theo thời gian do áp lực từ cắn và nhai. Lực từ cắn xuống trên một vật cứng như đá hoặc một hạt nhân bỏng ngô đôi khi có thể gây ra vết nứt trên răng. Các triệu chứng của răng nứt có thể bao gồm đau khi cắn hoặc nhai. Nó cũng có thể là răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh hoặc thức ăn ngọt và chua. Điều trị cho tình trạng này sẽ phụ thuộc vào vị trí và hướng của vết nứt cũng như mức độ thiệt hại. Do đó cần phải có các giải pháp can thiệp như trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng.

Đau răng do mọc răng

Mọc răng cũng gây nên những cơn đau nhức răng hàm, đặc biệt là quá trình mọc răng khôn khi bước vào độ tuổi 18 – 26. Mọc răng gây đau nhức khi:

  • Răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt do bị lợi và xương che mất.

  • Răng mọc đâm sang răng bên cạnh, gây đau nhức răng và nướu, ảnh hưởng đến răng kế cận.

Các nguyên nhân gây đau nhức răng

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau nhức ở vị trí mọc răng và các răng xung quanh. Cơn đau âm ỉ kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần, đau nhiều hơn khi răng phát triển, thời gian mọc răng có thể là vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.

  • Nướu răng sưng đỏ, ê buốt.

  • Gây sốt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đôi khi mất ngủ vì cơn đau răng.

  • Lâu ngày không điều trị tình trạng mọc sai vị trí của răng, có thể sẽ ảnh hưởng đến các răng kế cận, đâm vào nướu làm nhiễm trùng nướu, thậm chí có thể đâm vào má.

Cách trị đau răng tại nhà hiệu quả

Chườm lạnh hoặc chườm đá

Thông thường, chườm lạnh là cách trị đau răng tại nhà phổ biến nhất. Thêm vào đó, biện pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp đau răng do chấn thương hoặc sưng nướu.

Cơ chế hoạt động của phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp này là hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị ảnh hưởng. Từ đó, cơn đau sẽ “tê liệt” một phần, dẫn đến tình trạng giảm sưng và viêm.

Chườm lạnh hoặc chườm đá
Chườm lạnh hoặc chườm đá

Nếu má bạn bị sưng, một túi chườm nước đá áp lên ngay khu vực sưng có thể làm thuyên giảm tình trạng này. Hiện tượng sưng má cũng có nguy cơ biểu hiện bạn đang bị áp xe răng hay bên trong răng mưng mủ. Điều này sẽ gây nhiễm trùng nghiêm trọng đến hàm và các răng khác. Ngoài sưng nướu và sưng má, bạn cũng có khả năng phát sốt.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể thử một mẹo chữa đau răng khác tương tự cách chườm lạnh. Các bước thực hiện gồm:

  • Đặt một ít đá viên trong lòng bàn tay ở cùng bên với khu vực đau răng, ví dụ như bạn bị đau răng bên trái, hãy để tay trái giữ đá.
  • Chà xát các viên đá ở khoảng trống giữa ngón tay cái và ngón trỏ trong vòng 7 phút hoặc đến khi bạn cảm thấy tê ở khu vực này.

Theo một số nhà nghiên cứu, phương pháp này hoạt động nhờ vào khả năng tạm thời chặn tín hiệu đau đi đến não do nhiệt độ thấp từ đá viên.

Ngậm tỏi

Không chỉ là một loại nguyên liệu trong nấu ăn, tỏi còn được biết đến là một liều thuốc hiệu quả để chữa bệnh. Vì có chức năng diệt khuẩn và kháng viêm nên tỏi có khả năng giảm đau hiệu quả. Chữa trị đau răng bằng tỏi vừa đơn giản vừa tiết kiệm.

Nguyên liệu:

  • 2-3 tép tỏi
  • Nửa thìa muối

Các thực hiện:

Bước 1 Tỏi bóc vỏ sạch rồi giã nhuyễn.

Bước 2 Cho muối vào lượng tỏi đã nhuyễn, trộn đều.

Bước 3 Đắp hỗn hợp lên vùng răng bị đau, ngậm khoảng 5 phút, sau đó súc miệng lại bằng nước. Thực hiện 2 lần/ ngày để thấy hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối

Sử dụng nước muối ấm để súc miệng sẽ giúp bạn loại bỏ những mảnh vụn thức ăn sót lại ở trong khoang miệng cũng như các kẽ răng. Đồng thời, nước muối còn có thể hạn chế cơn đau răng tiến triển tệ hơn bằng cách:

  • Làm giảm sưng
  • Tăng cường khả năng chữa lành của cơ thể
  • Giảm đau họng
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối

Tinh dầu tràm

Với khả năng sát khuẩn cao, tinh dầu tràm cũng là một cách chữa nhức răng hiệu quả. Bạn ngậm 1-2 thìa tinh dầu tràm, để trong vòng 10 phút rồi nhổ ra, sau đó, súc miệng lại với nước. Thực hiện 2 lần/ ngày và duy trì trong vài ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi nào bạn cần đến gặp nha sĩ?

Khi cơn đau răng xảy ra, bạn hãy theo dõi tình trạng này trong vòng 24 giờ tới. Nếu cường độ đau thuyên giảm theo thời gian, bạn có thể chỉ rơi vào tình huống kích thích tạm thời. Ngược lại, bạn hãy mau chóng sắp xếp lịch hẹn với nha sĩ nếu như:

  • Cơn đau càng lúc càng trở nên nghiêm trọng hơn
  • Thời gian đau răng kéo dài hai ngày hoặc hơn
  • Bạn cảm thấy đau đầu khi mở miệng
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao
  • Bạn cảm thấy khó khăn khi thở hoặc nuốt

Ngoài ra khi bị đau răng, bạn cũng cần quan tâm đến các thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong giai đoạn này để tránh tình trạng đau răng trở nên trầm trọng hơn.

Sponsored Links:

'
'