Các loại vật liệu làm Răng Sứ, dán sứ veneer hiện nay

Các loại vật liệu làm Răng Sứ-  dán sứ veneer, răng sứ veneer.  Làm răng sứ , dán sứ veneer vật liệu nào cho tốt? Vật liệu nào dùng cho răng loại nào?.Một số bạn vẫn còn cảm thấy bối rối và nhầm lẫn khi nhắc đến một sản phẩm sứ nha khoa nào đó. Hôm nay mình xin chia sẻ một số khái niệm cơ bản. Giúp chúng ta phân biệt khi nhắc đến một loại vật liệu sứ, hay một phục hình toàn sứ nào đó.

Các loại vật liệu làm Răng Sứ, dán sứ veneer hiện nay
Các loại vật liệu làm Răng Sứ, dán sứ veneer hiện nay

Các loại vật liệu chính làm răng sứ, răng veneer

Riêng về liên quan đến thành phần cấu tạo của loại sứ đó. Bạn cần phân biệt đó là: sứ phủ, sứ thủy tinh (sứ leucite và sứ lithium disilicate) và sứ oxid (zirconia, alumina).

Miếng dán sứ và răng sứ gồm hai phase khác nhau: phase thủy tinh và pha tinh thể. Chúng có thể có cấu trúc tinh thể hoàn toàn, tinh thể bán phần hoặc dạng vô định hình (như thủy tinh) tùy theo tỷ lệ thành phần của hai phase.

Vật liệu răng sứ, sứ veneer trong nha khoa được phân loại ra sao?

Có nhiều cách phân loại sứ nha khoa: theo cấu trúc, theo ứng dụng, theo phương pháp chế tác, theo thành phần.Thường thì sứ được phân loại theo cấu trúc vi thể, giúp cho các nhà khoa học hiểu về bản chất hóa học và cấu trúc của chúng.

Tuy nhiên như vậy lại ít thuận lợi cho bác sĩ khi lựa chọn vật liệu. Bên cạnh đó, phương pháp chế tác sứ cũng có ảnh hưởng lớn đến những đặc điểm cơ học, từ đó ảnh hưởng đến các đặc tính lâm sàng của chúng. Một phân loại sứ dựa trên thành phần cấu tạo và phương pháp chế tác sẽ cung cấp những thông tin lâm sàng rõ ràng hơn để đánh giá và lựa chọn một loại sứ bảo tồn nhất, phù hợp nhất cho mỗi trường hợp. Theo thành phần cấu tạo và phương pháp chế tác, ta có các loại sứ sau đây

Sứ đắp thiêu kết (dạng bột và nước)

Đây là loại sứ truyền thống chúng ta vẫn biết đến.Nó thường dùng để đắp bề mặt các phục hình sứ sườn kim loại vẫn được làm hằng ngày. Còn được gọi là sứ phủ, men sứ, sứ phủ trường thạch (feldspathic porcelain)… Được chế tạo từ những vật liệu chứa chủ yếu silicon dioxit có nguồn gốc từ trường thạch trong tự nhiên. Chúng gồm một pha tinh thể (có tỷ lệ thay đổi) nằm bên trong khung thủy tinh.

feldspathic porcelain
feldspathic porcelain

Một vài cái tên quen thuộc có thể nhắc đến như: Ceramco 3 (DENTSPLY International). Creation Porcelain (Jensen Dental). EX-3 (Kuraray Noritake Dental Inc). VITA VM13 (VITA Zahnfabrik). Vintage Halo (Shofu). IPS e.max Ceram (Ivoclar Vivadent).

Ưu điểm cụ thể:

Vật liệu sứ nhóm này được chế tác bằng tay dưới dạng bột và nước. Là vật liệu sứ trong suốt nhất, tuy nhiên lại kém bền nhất. Lý tưởng nhất trong những trường hợp mô răng còn lành mạnh và lượng men răng còn lại đáng kể (còn lại trên 50% men răng, chiếm hơn 50% diện tích dán của cùi răng và trên 70% chu vi đường hoàn tất là men). Phục hình bằng sứ phủ dán lên men răng đã cho thấy thành công cao về lâu dài.

Sứ phủ có độ thẩm mỹ và khả năng chế tác cao. Nhờ khả năng có thể đắp thành từng lớp rất mỏng và gắn trực tiếp lên men răng mà chúng được xem như là loại bảo tồn nhất trong nhóm sứ không kim loại. Các loại sứ này chỉ cần độ dày 0.2-0.3mm cho mỗi bậc đổi màu (chẳng hạn như A2 lên A1, 2M1 lên 1M1).

Vật liệu nhóm này chỉ định cho phục hình toàn sứ chủ yếu là ở răng trước. Tuy nhiên đôi khi cũng có thể dùng cho răng cối nhỏ và hiếm khi chỉ định cho răng cối lớn.

Sứ thủy tinh

Tương tự như sứ phủ nhóm 1, sứ thủy tinh cũng có khung thủy tinh và phase tinh thể. Tuy nhiên khác nhau về loại tinh thể và tỷ lệ thủy tinh/tinh thể. Các loại tinh thể có thể được thêm vào từ bên ngoài, hoặc tạo nhân rồi phát triển nhân tinh thể từ bên trong khung thủy tinh. Chúng cũng được chế tác bằng phương pháp khác với nhóm 1. Chúng thường được sản xuất dưới dạng những khối sứ công nghiệp để ép nhiệt hoặc chế tác bằng máy.

Sứ thủy tinh có độ bền cao, khả năng kháng nứt gãy tốt và đạt thẩm mỹ tự nhiên. Là một lựa chọn thay thế linh hoạt, có chỉ định rộng rãi. Có thể dùng để làm inlay, onlay, mão sứ nguyên khối, mặt dán sứ. Được chỉ định trong những trường hợp có nguy cơ cao (còn lại dưới 50% mô răng, diện tích dán trên men không tới 50%, trên 30% đường hoàn tất là ngà răng).

Ưu điểm cụ thể:

Do có tính chất thủy tinh nên chúng được khuyến cáo phải được dán lên mô răng chứ không chỉ gắn bằng cement truyền thống. Tuy nhiên, nếu dán lên ngà răng thì sẽ khó tiên lượng hơn do ngà răng có tính đàn hồi. Phục hình dán lên men sẽ dễ tiên lượng.

Dựa vào loại tinh thể và đặc tính lâm sàng, sứ thủy tinh được chia thành hai phân nhóm nhỏ khác nhau.

Vật liệu thuộc phân nhóm này gồm những thủy tinh trường thạch chứa ít leucit. Có tỷ lệ tinh thể chiếm không quá 50% và giống với thủy tinh hơn, cũng đòi hỏi phải được dán vào mô răng.

Một vài thương hiệu thuộc nhóm này như IPS Empress CAD (Ivoclar Vivadent), VITABLOCS Mark II (VITA Zahnfabrik).

Lưu ý với nhóm vật liệu sứ thủy tinh:

Vật liệu thuộc nhóm này có thể chỉ định tương tự như nhóm 1. Phục hình cho các răng trước và răng cối nhỏ, hiếm dùng cho răng cối lớn. Tuy nhiên tỷ lệ thành công cao hơn với những vùng chịu lực hoặc trường hợp còn ít men răng và lộ ngà răng nhiều.

Chúng có độ trong suốt cao, tuy nhiên vẫn đòi hỏi chiều dày nhiều hơn để có thể chế tác và lên màu phù hợp. (tối thiểu là 0.8mm nếu đắp thêm bề mặt bằng sứ phủ). Các vật liệu trong phân nhóm này có độ bền cao hơn sứ phủ, chủ yếu là nhờ kỹ thuật chế tác sử dụng các khối sứ công nghiệp đặc, cũng có thể là nhờ leucite và khả năng của leucite giúp điều chỉnh độ co giãn nhiệt, ngăn chặn sự lan truyền các vết nứt.

Loại sứ đặc này được chỉ định cho những veneer dày hơn, mão răng trước, inlay và onlay răng sau; nhưng chỉ khi nào đảm bảo được dán kín về mặt lâu dài.

Các tên thương mại của răng sứ

Một số tên tuổi phổ biến tại Việt Nam để các bạn nắm và có thể thử đối chiếu với sản phẩm bạn đang quan tâm

Theo tên hãng sản xuất:

Ivoclar Vivadent, 3M, Vita, Dental Direk, Amann Girrbach, Doceram…

Tên hệ thống sứ:

IPS e.max, Lava, – , DD, Ceramill, Nacera… (cái này có thể có hoặc không tùy vào thiết lập hệ thống của mỗi hãng)

Theo tên của sản phẩm – tên này các phòng khám hay gọi

Theo sau tên của hệ thống sứ nhưng thường được gọi kèm theo với tên hệ thống. Chẳng hạn như
IPS e.max có e.max Ceram, e.max Press, e.max CAD, e.max zirCAD, e.max zirPress…
Lava có Lava Esthetic, Lava Essential, Lava Premium, Lava Ultimate…

Các kỹ thuật chế tác răng sứ, miếng dán sứ

Có các kỹ thuật cơ bản như đắp sứ, ép nóng hoặc cắt CAD/CAM

Các cấu trúc phục hình răng sứ:

Có thể tạm chia làm 2 loại

  1. Nguyên khối: tức là chỉ gồm 1 loại vật liệu, 1 khối vật liệu duy nhất. Có thể là zirconia nguyên khối, lithium disilicate nguyên khối
  2. Sườn phủ sứ: thường gồm 2 vật liệu với 2 thành phần cơ bản. Đó là sườn sứ và lớp sứ phủ bề mặt. Sườn sứ có thể chế tác bằng cách ép nóng hoặc cắt CAD/CAM. Sứ phủ bề mặt có thể chế tác bằng cách đắp lớp hoặc ép nóng.

Nói chung mình thấy vẫn còn khá rắc rối. Nhưng hy vọng là cách chia thành các khái niệm này đủ đơn giản. Để các bạn có thể phân biệt rõ ràng giữa các sản phẩm sứ và các phục hình toàn sứ chúng ta đang gặp hằng ngày. Nếu có loại vật liệu nào khó phân biệt. Các bạn hãy comment lên đây để chúng ta cùng trao đổi nhé
Thân ái -BS Hải

Sponsored Links:

'
'