Niềng răng cài mắc sứ là phương pháp chỉnh nha vừa tự nhiên vừa có tính tương thích cao nên được nhiều người lựa chọn. Vậy cụ thể đây là phương pháp như thế nào, ưu – nhược điểm và cách thức thực hiện ra sao, nội dung dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề đó. Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung bài viết:
Niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ là gì?
Niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ – Một phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng nhiều tại Việt Nam trong những năm trở lại đây. Không dùng các mắc cài kim loại, thay vào đó là mắc cài bằng sứ với màu sắc tương tự như màu răng thật nên tính thẩm mỹ cao hơn, người bệnh tự tin cười nói dù đang đeo hệ thống khí cụ ở mặt trước của răng.
So với niềng răng mắc cài truyền thống bằng kim loại thì phương pháp chỉnh nha này có chi phí cao hơn. Dĩ nhiên hiệu quả của niềng răng mắc cài sứ được đánh giá tốt, khắc phục các khuyết điểm trên răng hiệu quả, cải thiện chức năng ăn nhai và giúp khuôn mặt trở nên hài hòa.
Ở mỗi người sẽ có sự sai lệch răng và tình trạng răng miệng khác nhau, nếu răng mọc lệch lạc, hô móm nặng đòi hỏi quá trình điều trị phức tạp hơn. Đó là chưa kể phải áp dụng thêm nhiều biện pháp khác, có cả phẫu thuật xương hàm để mang đến hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân.
Các loại niềng răng mắc cài sứ hiện nay
Hiện nay, phương pháp niềng răng mắc cài sứ gồm 2 loại:
Mắc cài sứ thông thường
Phương án này sử dụng thun buộc để cố định dây cung trong rãnh trượt của mắc cài. Từ đó tạo ra lực kéo giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, mang lại hàm răng đều đặn và chuẩn khớp cắn.
Tuy nhiên, theo thời gian sử dụng, mắc cài thường dễ bung sút do thun buộc lỏng lẻo, thậm chí đứt giãn.
Mắc cài sứ tự đóng
Mắc cài sứ tự đóng có sự khác biệt là thay thế các thun buộc thành hệ thống nắp trượt, để giữ và điều khiển dây cung trượt trong cách rãnh mắc cài. Nhờ đó hạn chế ma sát và cảm giác đau, khó chịu cho người dùng, đồng thời không gặp phải tình trạng đứt giãn dây thun. Quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn 2 loại dây cung để niềng răng như sau:
- Dây cung bằng thép không gỉ: Độ bền và độ cứng cao, tạo lực kéo chỉnh răng mạnh. Tuy nhiên tính thẩm mỹ sẽ không cao.
- Dây cung bằng niken trong suốt: Màu trong suốt, tương tự màu răng nên không dễ bị lộ, kết hợp với mắc cài sứ sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ. Nhưng về độ cứng chắc sẽ không bằng dây thép.
Ưu và nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ
Nhờ sự thay đổi về mặt chất liệu, niềng mắc cài sứ mang tới cho người sử dụng những lợi ích cụ thể như:
1. Tính thẩm mỹ cao
Màu sắc của mắc cài tương đồng với màu răng thật nên tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại. Bởi vậy, trong suốt quá trình niềng răng mắc cài sứ, người dùng sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Mắc cài sứ phù hợp với người có nhu cầu thẩm mỹ cao, người phải giao tiếp nhiều như MC, giáo viên, ca sĩ, diễn viên…
2. Hiệu quả nắn chỉnh răng tốt
Nhiều người e ngại vấn đề hiệu quả chỉnh nha của mắc cài sứ sẽ không bằng mắc cài kim loại, tuy nhiên thực tế ghi nhận thì hiệu quả nắn chỉnh răng của mắc cài sứ không hề thua kém mắc cài kim loại, đặc biệt là mắc cài tự buộc đã đạt tốc độ chỉnh nha nhanh hơn vì lực tác động rất ổn định.
3. Lành tính, dễ thích nghi
Ngoài ra, hợp kim sứ có độ bền rất cao và lành tính với cơ thể, thế nên niềng răng bằng mắc cài sứ không gây kích ứng răng nướu.
4. An toàn, không tổn thương
Do được làm từ vật liệu bằng sứ và các góc cạnh được thiết kế bo tròn nên giúp giảm thiểu lực ma sát, nên tránh được việc gây tổn thương tới má, môi, lưỡi…
Thời gian niềng răng mắc cài sứ bao lâu?
Thông thường, thời gian niềng răng mắc cài sứ sẽ được thực hiện trong 18-24 tháng. Thời gian niềng phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:
Tình trạng khiếm khuyết của răng
Thời gian niềng nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào tình trạng khiếm khuyết của răng nặng hay nhẹ. Tình trạng khiếm khuyết của răng càng phức tạp thì thời gian niềng càng kéo dài.
Quá trình chăm sóc răng miệng khi niềng
Chăm sóc răng miệng khi niềng đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng răng mắc cài sứ. Khi ăn uống và vệ sinh răng miệng nếu không tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể sẽ khiến mắc cài bị bung, mất thời gian gắn lại và niềng lâu hơn.
Bên cạnh đó, chăm sóc răng miệng không tốt có thể khiến bạn mắc bệnh lý răng miệng trong thời gian niềng, dẫn đến việc phải điều trị bệnh lý, kéo dài thời gian niềng.
Quy trình niềng răng mắc cài sứ
Quy trình niềng răng mắc cài sứ không quá phức tạp, bao gồm 6 bước chính. Mỗi bước thực hiện sẽ yêu cầu số lần thăm khám nha khoa khác nhau.
Bước 1: Thăm khám và chụp phim
Bước đầu tiên chính là kiểm tra tổng thể tình trạng răng miệng của bạn. Sau đó tiến hành chụp X-quang răng hàm mặt. Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định ban đầu về lộ trình niềng của bạn và tư vấn cho bạn về quy trình chỉnh nha.
Bước 2: Phân tích tình trạng khiếm khuyết của răng và lên phác đồ điều trị
Sau khi hoàn tất bước đầu tiên, nha sĩ sẽ phân tích đặc điểm răng và mức độ khiếm khuyết của hàm răng. Tiếp theo là vạch ra một phác đồ điều trị cụ thể. Dựa trên phác đồ này, bạn sẽ nắm được dự tính thời gian niềng, các giai đoạn niềng và hiệu quả sau khi thực hiện niềng.
Bước 3: Lấy mẫu dấu răng và chế tác mắc cài
Để khí cụ niềng khớp với răng thì bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu răng của bạn trước. Sau đó tạo ra bản sao của hàm răng để nghiên cứu và phân tích, phục vụ việc thiết kế mắc cài. Không chỉ vậy, bản sao này còn có công dụng để đối chiếu trước và sau khi niềng.
Bước 4: Tiến hành gắn mắc cài
Trước khi gắn khí cụ niềng thì bác sĩ sẽ vệ sinh kỹ khoang miệng của bạn. Sau đó cố định mắc cài lên răng bằng keo dán nha khoa. Việc gắn mắc cài được thực hiện rất tỉ mỉ, cẩn thận nên có thể sẽ kéo dài tới 2 tiếng.
Bước 5: Chỉnh nha định kỳ
Sau khi gắn khí cụ niềng, bạn cần tới nha khoa theo đúng lịch hẹn của bác sỹ để tăng lực siết và kiểm tra tình trạng niềng răng. Để hiệu quả niềng tốt thì bạn cần hợp tác chặt chẽ cùng nha sĩ ở bước này nhé.
Bước 6: Tháo khí cụ niềng răng sứ và nhận máng duy trì để đeo tại nhà
Bác sĩ sẽ tháo khí cụ niềng cho bạn khi xác nhận răng đã được dịch chuyển đúng vị trí. Tuy nhiên đây chưa phải kết thúc, bạn sẽ cần đeo máng duy trì thêm một thời gian nữa. Việc mang theo hàm duy trì bao lâu thì sẽ do bác sĩ quyết định.