Có nên niềng răng trong suốt không? Giá bao nhiêu?

Đây là bài viết 114 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Niềng răng trong suốt là cụm từ được nhiều người tìm kiếm hiện nay. Vậy niềng răng trong suốt là gì? Có nên niềng răng trong suốt không? Giá bao nhiêu? Nó có những ưu việt gì so với niềng răng mắc cài kim loại? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn.

Có nên niềng răng trong suốt không?
Có nên niềng răng trong suốt không?

Niềng răng trong suốt là gì?

Niềng răng trong suốt là phương pháp sử dụng các máng trong suốt được sản xuất theo dấu răng riêng của mỗi người để dịch chuyển răng về đúng vị trí. Các máng trong suốt được sản xuất bằng nhựa y tế an toàn tuyệt đối với sức khỏe người đeo.

Để tạo được lực di chuyển, bác sĩ sẽ tiến hành gắn các điểm neo chặn trên răng được gọi là attachment. Những điểm neo chặn này được làm từ nhựa composite có màu sắc giống với màu răng và đặt ở các điểm khác nhau, giúp dịch chuyển răng từng chút một cho đến khi hoàn thiện đều đặn trên cung hàm.

Thông thường, trong quá trình niềng răng trong suốt, một người sẽ phải mang từ 20 – 40 khay, tùy vào tình trạng răng của mỗi người. Trung bình, khoảng 2 tuần bạn sẽ được các nha sĩ hẹn lịch thay khay răng 1 lần, tỷ lệ  dịch chuyển răng ở mỗi khay là 0,25mm.

Ưu điểm của niềng răng trong suốt

Niềng răng trong suốt là phương pháp được cải tiến nhiều và khắc phục được nhiều nhược điểm so với niềng răng mắc cài truyền thống. Cụ thể là: 

  • Không có mắc cài vướng víu – Hoàn toàn dễ chịu: do không cần sử dụng các mắc cài cố định nên người niềng răng có thể dễ dàng tháo khay niềng răng. Do đó mọi hoạt động ăn uống, cử động hàm, nhai nuốt, đánh răng đều dễ dàng hơn. 
  • Thiết kế nhỏ gọn – vô cùng tiện lợi: khay niềng mỏng nhẹ, thiết kế đúng với cấu trúc của hàm răng nên không gây cộm, không khiến người dùng khó chịu và không xuất hiện tổn thương tại lưỡi cũng như tại má.
  • Khay niềng răng trong suốt – Không lộ khi đeo: với vật liệu sử dụng bằng nhựa dẻo, trong suốt nên thường rất khó phát hiện bạn đang niềng răng. Điều này giúp bệnh nhân có thể thoải mái, tự tin khi giao tiếp.
  • Dễ dàng vệ sinh răng miệng: bởi tính tiện lợi khi tháo lắp nên vệ sinh răng miệng được thực hiện đơn giản, bạn vẫn có thể vệ sinh răng miệng như thường ngày mà không gặp các vấn đề bất tiện. Đồng thời hạn chế các bệnh liên quan đến răng, chân răng, nướu.
  • Khả năng kiểm soát dịch chuyển hiệu quả: trong quá trình niềng răng, bạn sẽ được sử dụng nhiều khay khác nhau, tùy vào từng giai đoạn. Do đó, các nha sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng răng của bạn.
  • Hiệu quả chỉnh nha cao: có thể áp dụng trong nhiều trường hợp, từ răng móm, răng thưa, răng mọc lộn xộn, răng vẩu đến răng khểnh. Giúp cải thiện được khớp cắn và ăn nhai. Giúp mang lại hiệu quả cao bởi hàm răng thẳng và đều. 
  • Độ an toàn tuyệt đối: với chất liệu cao cấp, khay niềng răng trong suốt an toàn tuyệt đối với người sử dụng. Bạn sẽ không phải lo lắng mình bị kích ứng do kim loại từ phương pháp niềng răng mắc cài kim loại.
  • Phù hợp với những ai có công việc bận rộn: niềng răng trong suốt giúp bạn tiết kiệm thời gian cho việc di chuyển đến phòng khám. Bởi lẽ, trung bình khoảng 6 – 8 tuần bạn mới phải tái khám 1 lần để kiểm tra và thay hàm mới.

Niềng răng trong suốt có chi phí bao nhiêu?

Niềng răng trong suốt là giải pháp nha khoa có chi phí cao nhất hiện nay trong hệ thống các phương pháp niềng răng. Chi phí trung bình một ca niềng răng invisalign có giá 80 triệu. Với các ca phức tạp, số lượng khay nhiều, chi phí có thể lên tới 120 triệu.

Invisalign là tập đoàn rất ít khi sale hay trợ giá. Tuy nhiên, trong 1 năm, hãng cũng sẽ có một vài thời điểm giảm giá 10 – 15% cho khách hàng. Nếu may mắn, bạn có thể chỉ cần chi trả mức giá khoảng 70 – 75 triệu đồng cho gói niềng răng trong suốt của mình.

Xem thêm:

Dán răng sứ veneer loại nào tốt nhất?

Mặt dán sứ veneer là gì? Tiêu chuẩn mặt dán sứ veneer

Bọc răng sứ là gì? Có nên mài răng để bọc răng sứ?

Thuốc Prenatal +DHA dành cho bà bầu có tốt không? Giá thành bao nhiêu?

Review thuốc Prenatal +DHA. Thuốc có công dụng như nào đối với bà bầu? Cách sử dụng?

Sponsored Links:

'
'