Khi nào cần nhổ răng khôn? Nhổ răng không có đau không?

Răng khôn mọc lệch hàm dưới là hiện tượng không phải hiếm gặp. Thông thường Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng với những trường hợp này. Tuy nhiên nhổ răng khôn hàm dưới được đánh giá là khá phức tạp. Vậy nhổ răng khôn đau không? Có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không? Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Khi nào cần nhổ răng khôn? Nhổ răng không có đau không?
Khi nào cần nhổ răng khôn? Nhổ răng không có đau không?

Khi nào cần nhổ răng khôn ?

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) có vị trí tận cùng bên trong cung hàm. Nhóm răng khôn này gồm 4 chiếc răng: 2 răng trên và 2 răng dưới. Do mọc cuối cùng khi những nhóm răng khác đã mọc xong và xương hàm đã cứng nên răng khôn rất dễ mọc ngầm, mọc lệch.

  • Cần nhổ răng khôn khi răng khôn mọc gây các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận.
  • Mặc dù răng khôn chưa gây biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh nhưng cũng nên nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng khôn trồi dài tới hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm thì nên nhổ bỏ.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở song hình dạng bất thường, dị dạng, nhỏ, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, tương lai sẽ gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh thì nên chỉ định nhổ.
  • Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng, bệnh nhân cần làm chỉnh hình, làm răng giả.
  • Răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác.

Nhổ răng khôn có đau không? 

Vì những biến chứng mà chiếc răng khôn mang lại, đa số mọi người đều muốn nhổ bỏ đi chiếc răng khôn đầy khó chịu đó. Nhưng họ đều sợ rằng nhổ răng khôn có đau không? Theo các bác sĩ, chuyên gia thì nhổ răng khôn không đau nếu đáp ứng được các chỉ định dưới đây:

  • Trước khi nhổ bỏ răng số 08 khách hàng đã được gây tê tại chỗ bằng liều lượng thuốc tê phù hợp với tình trạng sức khoẻ và thể trạng của từng người.
  • Bác sĩ chỉ thực hiện nhổ răng khi uống tê đã ngấm.
  • Quá trình nhổ do chính các bác sĩ có kĩ thuật và kinh nghiệm lâm sàng lâu năm tiến hành.
  • Sự hỗ trợ của công nghệ nhổ răng siêu âm hiện đại giúp rút ngắn thời gian nhổ.
  • Quá trình xâm lấn mô mềm trong khi nhổ là rất ít.
  • Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của các bác sĩ tại nhà.
  • Tái khám theo hướng dẫn.

Tuy nhiên, sau khi Nhổ răng khôn và thuốc tê đã tan, khách hàng sẽ bị đau, chảy máu nhẹ kéo dài từ 1-2 ngày tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Vậy nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Sau đó từ 5-7 ngày vết thương sẽ lành hẳn và bệnh nhân có thể chườm đá hoặc nước ấm lên vùng má chỗ nhổ răng để đẩy nhanh quá trình lành thương.

Đây cũng chính là lý do vì sao có rất nhiều người khi lựa chọn nhổ răng ở một địa chỉ không uy tín hoặc tay nghề bác sĩ thực hiện còn nhiều hạn chế đã khiến cho hàng loạt những cảm giác khó chịu xảy ra như: đau nhức, khó chịu, sưng má,… ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt.

Những điều lưu ý trước khi nhổ răng khôn

Trước khi nhổ răng khôn bệnh nhân nên lưu ý một số những vấn đề sau:

  • Trước khi nhổ răng khôn một ngày, người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ sớm, không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia,…Tiến hành lấy cao răng, vệ sinh răng miệng tránh nhiễm trùng trong quá trình và sau khi nhổ răng.
  • Giữ tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên quá căng thẳng vì với công nghệ hiện nay quá trình nhổ răng khôn diễn ra khá nhanh gọn và không gây bất kì đau đớn nào.

Xem thêm: Thuốc Prenatal +DHA dành cho bà bầu có tốt không? Giá thành bao nhiêu?

Review thuốc Prenatal +DHA. Thuốc có công dụng như nào đối với bà bầu? Cách sử dụng?

Review top kem chống nắng tốt nhất 2020

Phân biệt mỹ phẩm thật hay giả bằng mã vạch

Suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả

Sponsored Links:

'
'