Suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả

Đây là bài viết 95 / 286 trong series Lời khuyên sức khỏe

Suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả. Suy dinh dưỡng ở trẻ em chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả
Suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả

Tác hại

Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường gây chậm tăng trưởng và hạn chế khả năng hoạt động thể lực. Ở mức độ nặng hơn suy dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, trí thông minh, khả năng giao tiếp và tăng khả năng mắc nhiều bệnh tật cho trẻ. Đánh giá một trẻ suy dinh dưỡng dựa vào các chỉ số:

Cân nặng theo tuổi

Chiều cao theo tuổi

Cân nặng theo chiều cao

Suy dinh dưỡng ở người lớn thường phổ biến ở người cao tuổi, hoặc người trưởng thành có các nguyên nhân làm hạn chế cung cấp thức ăn cho cơ thể như bị bệnh mãn tính, mắc chứng biếng ăn. Người lớn bị suy dinh dưỡng sẽ gây ra các biến chứng: hệ miễn dịch suy yếu, gia tăng khả năng mắc nhiều bệnh lý khác nhau, nhất là các bệnh lý lây nhiễm; hạn chế vận động, dễ té ngã; cần người chăm sóc.

Nghiên cứu của chuyên gia

PGS.TS Nguyễn Thanh Chò – Chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng, Bệnh viện 103 (Học viện Quân y): Trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân dinh dưỡng chiếm 30%, di truyền chiếm 20%, còn lại là các nguyên nhân khác như yếu tố môi trường, xã hội…

Suy dinh dưỡng có thể gặp ngay từ THỜI KỲ MANG THAI nếu người mẹ không được chăm sóc tốt, hoặc sau khi sinh, trẻ không được NUÔI MỘT CÁCH KHOA HỌC . Nhiều người sai lầm khi cho rằng: Chỉ có trẻ em ở vùng nông thôn khó khăn mới có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi, còn ở thành phố hay những gia đình có điều kiện thì không gặp. Thực tế cho thấy, ngay cả những bà mẹ có trình độ học vấn cao, nhưng nếu thiếu KIẾN THỨC DINH DƯỠNG trong quá trình mang thai và nuôi con cũng có thể khiến con bị suy dinh dưỡng thấp còi. Trẻ không được BÚ SỮA MẸ HOÀN TOÀN TRONG 6 THÁNG ĐẦU.

Ăn bổ sung sớm, thức ăn bổ sung nghèo protein, lipid, các vitamin và khoáng chất là những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng SDD thấp còi. Suy dinh dưỡng thể thấp còi là tình trạng chậm phát triển về chiều cao rất dễ gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi và trong giai đoạn từ 24-36 tháng tuổi. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có 32,9% trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng thấp còi (khoảng 2,59 triệu trẻ em). Còn trên thế giới, theo số liệu của WHO, có đến 200 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển bị tình trạng này. Những trẻ này lớn lên sẽ trở thành người lớn có chiều cao thấp; có nguy cơ dễ tử vong và dễ mắc các chứng bệnh hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.

Tuệ Minh (th)

Biện pháp phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng

Các biện pháp ngăn ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả có thể áp dụng như : 

Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài từ 18 – 24 tháng, nếu mẹ không đủ sữa cần có nguồn sữa phù hợp để thay thế cho trẻ.

Hướng dẫn mẹ cho bé bú đúng cách

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ tăng cân khỏe mạnh: Cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính như bột, đường, đạm béo, vitamin và khoáng chất. Lưu ý lựa chọn thực phẩm tươi mới, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, nấu thức ăn chín kỹ để phòng tránh trẻ các bệnh đường ruột như giun, sán.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng nhằm phát hiện sớm tình trạng và ngăn chặn nguy cơ gây bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ.

Không lạm dụng kháng sinh khi điều trị bệnh cho trẻ, chỉ dùng kháng sinh đủ liều và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong thời gian bệnh và sau để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ. Tiêm chủng và xổ giun định kỳ.

Thay đổi thực đơn thường xuyên, kích thích sự thèm ăn và ngon miệng

Điều trị triệt để các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý khác

Lên kế hoạch mua sắm và lựa chọn các loại thực phẩm một cách kinh tế và đầy đủ

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao

Nếu gặp các vấn đề về tâm lý, hãy gặp bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục các tình trạng rối loạn ăn uống hay rối loạn tâm thần có ảnh hưởng đến thói quen ăn uống.

Khuyến cáo

Khi phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng, các mẹ không nên tự điều trị tại nhà. Nên mang trẻ đến các trung tâm y tế để được nhận pháp đồ điều trị hiểu quả nhất nhé.

Sponsored Links:

'
'