Bọc răng sứ là một cách mà nhiều người lựa chọn khi có một hàm răng không được trắng và đều. Vậy bọc răng sứ là gì? Có nên mài răng để bọc răng sứ?
Nội dung bài viết:
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là một phương pháp giúp phục hình và cải thiện lại răng trong các trường hợp như răng sứt mẻ, răng thưa, hô hoặc móm nhẹ, răng nhiễm màu kháng sinh, răng sâu, viêm tủy, mòn men… Phương pháp này mang lại một hàm răng trắng, đều và đẹp tự nhiên trong khoảng thời gian nhất định.
Trong quá trình bọc răng sứ, răng thật sẽ đóng vai trò như trụ bảo vệ giúp cố định và lắp đầy khoảng rỗng của mão sứ. Nếu răng thật không được mài bớt thì mão sứ sẽ không thể đứng trên cung hàm, vì mão sứ khá dày và cộm có thể gây hại cho sức khỏe răng của bệnh nhân.
Về kỹ thuật, bọc răng sứ chỉ tác động vào phần răng bên ngoài.
– Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành tạo cùi răng trụ ngay từ chính những chiếc răng thật bằng cách mài đi.
– Sau đó sẽ lắp thân răng sứ bọc ra bên ngoài vừa để bảo vệ phần răng thật, vừa phục hình chiếc răng, tạo nên hàm răng mới như thật, đẹp hơn cả về hình dáng và màu răng.
Đối tượng nào nên bọc răng sứ?
Không phải trường hợp nào hư hại răng cũng có thể bọc răng sứ mà tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ mới chỉ định nên bọc hay không.
Phương pháp bọc răng sứ thường được các bác sĩ chỉ định khi bạn gặp các vấn đề về răng như:
- Răng thưa, hô, móm, răng lệch lạc ở mức độ nhẹ
- Răng bị xỉn màu, ngả vàng, không thể tẩy trắng được
- Răng có hình dạng to, nhỏ không đồng đều
Có một số phương pháp bọc răng sứ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng răng và mục đích của việc bọc răng. Trường hợp mất một hoặc nhiều răng sẽ làm cầu răng (răng bị nhổ mất chân răng, sẽ mài đi hai hay nhiều hơn răng kế bên để làm bắc cầu răng). Với trường hợp chân răng còn tốt nhưng thân răng bị nhiễm màu thì sẽ mài bớt lớp men răng thật và làm mặt sứ dán vào. Răng sâu, bị vỡ lớn, trám tái tạo sẽ không bền, bác sĩ nha khoa sẽ mài răng nhỏ lại và chụp răng sứ lên răng thật, phương pháp này gọi là mão sứ. Ở những người răng mọc chen chúc, lệch lạc, thưa, hô, thì có thể phục hình bằng cách bọc răng sứ.
Có nên mài răng để bọc răng sứ?
Ưu điểm của răng sứ thẩm mỹ
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ giúp khắc phục tình trạng răng hô, vẩu nhẹ, răng sâu, sứt mẻ, bị xỉn màu… đem đến nụ cười rạng rỡ và hàm răng trắng sáng.
Bọc răng sứ có hai loại: chụp răng sứ và mặt dán sứ (veneer). Ưu điểm của hai loại này là có tính thẩm mỹ cao với màu sắc tương tự răng thật.
Bọc răng sứ có ưu điểm không dẫn điện, dẫn nhiệt nên không ảnh hưởng đến tủy răng với những răng tủy còn sống. Tuy nhiên, loại này cần mài đi lượng mô răng lớn.
Mặt dán sứ khắc phục được việc mài quá nhiều mô răng, nhưng lại không dính chắc chắn như chụp sứ, vì thế thường chỉ sử dụng cho các răng mặt trước nhằm trước đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ.
Nhược điểm của răng sứ thẩm mỹ
Mài răng là thao tác bắt buộc cần thực hiện trước khi lắp chụp mão sứ, phục hình cho răng, giúp sửa soạn răng thật sao cho vừa khít với mão sứ mà không xảy ra tình trạng cộm vênh. Mài răng là quá trình mài bỏ một phần răng bên ngoài hay cả lớp men bên ngoài răng, tùy theo nhu cầu bọc răng sứ hay dán mặt sứ, tình trạng của răng, vị trí chiếc răng mà độ dày khi mài sẽ khác nhau, thông thường không quá 2ml.
Sự cảnh báo từ các bác sĩ nha khoa, cho thấy: mài răng là thao tác nha khoa không quá phức tạp nhưng phải được thực hiện một cách thực sự chuẩn xác, cẩn thận tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Có 3 nguyên tắc được xem là bất di bất dịch mà các bác sĩ phải tuân thủ khi thực hiện mài răng cho là: Mài cùi không được vượt quá tỉ lệ chuẩn; Không xâm lấn tới tủy; Mài răng sao cho lưu giữ được mão sứ tốt nhất.
Còn những hệ lụy dai dẳng
Mài răng là kỹ thuật nha khoa trông có vẻ đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên nếu không đảm bảo đúng kỹ thuật và độ an toàn cao thì những tác hại của việc mài răng chắc chắn sẽ xảy ra, và tạo nên những hệ lụy dai dẳng cho bệnh nhân.
Răng có cấu tạo gồm 3 lớp: men răng ở ngoài cùng, ngà răng ở giữa và tủy răng ở trong cùng. Răng cửa hay răng ở trong cũng đều có cấu tạo cơ bản như vậy. Mài răng là tác động trực tiếp cả 3 lớp này. Khi mài răng, phần men răng bị ảnh hưởng và còn lại ít khiến răng không được bảo vệ. Chính vì thế mà trong quá trình ăn uống mỗi ngày, các loại axit trong thực phẩm sẽ tấn công răng qua những vết mài, dễ khiến răng bị yếu và bị xỉn màu.
Xem thêm: