Cách trị đau răng tại nhà hiệu quả là phương pháp được quan tâm trong các vấn đề về răng miệng phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt. Có rất nhiều các bệnh lý về răng miệng mà nguyên gây đau nhức răng có thể gặp phải nếu không biết cách chăm sóc và vệ sinh răng một cách kỹ lưỡng. Cùng isuckhoe tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết:
Đau nhức răng là gì?
Đau nhức răng là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng có cảm giác đau buốt. Tùy nguyên nhân mà cảm giác đi kèm đau răng ở mỗi người một khác.
Cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng cơn. Khi nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi hay áp lực phát sinh lên răng khi nhai cũng có thể kích thích các cơn đau răng. Ngoài ra, một số trường hợp, đau nhức răng có thể xuất hiện mà không cần yếu tố kích hoạt nào. Cơn đau răng có thể xuất hiện âm ỉ, ê buốt răng hoặc đau dữ dội
Các nguyên nhân đau nhức răng phổ biến
Sâu răng
Tình trạng sâu răng “đâm thủng” lớp men rồi tiến đến ngà răng có khả năng khiến bạn khó chịu vô cùng. Sâu răng tiếp cận buồng tủy răng sẽ càng gây đau đớn hơn do số lượng thương tổn của răng đã tăng lên. Lúc này, lớp cấu trúc bên ngoài của răng đã bị phá hủy nên không còn đủ khả năng đảm đương trọng trách cách nhiệt và bảo vệ tủy.
Viêm tủy
Nguyên nhân chính gây ra viêm tủy là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và làm cho tủy sưng lên. Ở giai đoạn đầu của viêm tủy răng, răng bạn chỉ hơi nhạy cảm khi dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nhưng để càng lâu, cơn đau sẽ tồi tệ kèm theo nguy cơ bị mất răng.
Bệnh về nướu
Bệnh nướu răng (nha chu) vô cùng nguy hiểm bởi tình trạng này diễn ra rất nhanh. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng răng và cần phải nhổ răng.
Áp xe răng
Nhiễm trùng phát sinh từ bên trong răng rồi lan đến chân răng cũng như những bộ phận xung quanh. Biến chứng của tình trạng này bao gồm: mất răng, viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, làm tiêu xương hàm…
Mọc răng khôn
Răng hàm thứ ba hay răng khôn (răng số tám) là chiếc răng vĩnh viễn mọc cuối cùng ở người trưởng thành. Thông thường, vị trí không gian cho răng khôn dường như rất hẹp hoặc thậm chí là không có. Điều này dẫn đến hệ quả răng hàm thứ ba trở nên mắc kẹt giữa xương hàm và nướu.
Mặt khác, do vị trí khó tiếp cận nên rất nhiều người không vệ sinh răng khôn được, dẫn đến tình trạng phát sinh vấn đề ở khu vực này. Những vấn đề thường xảy ra gồm:
- Đau răng hàm
- Nhiễm trùng nướu
- Sâu răng
Cách trị đau răng tại nhà hiệu quả
Khi bị đau răng do bệnh lý, người bệnh nên sắp xếp thời gian tới nha sĩ để được thăm khám xác định nguyên nhân và điều trị. Nếu chưa thể đi khám, có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm đau nhanh chóng, giúp bạn thấy dễ chịu hơn trong thời gian chờ điều trị.
Chườm lạnh
Nhiệt độ thấp bằng việc chườm lạnh tác dụng lên vùng răng bị đau nhức có tác dụng hạn chế lưu lượng máu dồn vào, cũng làm tê liệt các dây thần kinh. Vì thế mà với nhiều tình trạng đau nói chung và đau răng nói riêng, chườm lạnh thường được áp dụng để giảm đau nhức tức thì.
Tuy nhiên cần chườm lạnh đúng cách để tránh gây tổn thương răng lợi như sau:
-
Chuẩn bị túi chườm bên trong có chứa đá hoặc nước lạnh, nếu không có túi chườm có thể sử dụng khăn bông sạch thay thế.
-
Đặt túi chườm hoặc khăn bông chườm lên vùng má bên ngoài gần khu vực bị đau răng.
Khả năng giảm đau khi chườm lạnh có thể giảm dần khi kết thúc, tuy nhiên không nên lạm dụng cách này nhiều vì có thể ảnh hưởng đến răng bệnh và dây thần kinh liên quan.
Súc miệng bằng nước muối
Sử dụng nước muối ấm để súc miệng sẽ giúp bạn loại bỏ những mảnh vụn thức ăn sót lại ở trong khoang miệng cũng như các kẽ răng. Đồng thời, nước muối còn có thể hạn chế cơn đau răng tiến triển tệ hơn bằng cách:
- Làm giảm sưng
- Tăng cường khả năng chữa lành của cơ thể
- Giảm đau họng
Theo các chuyên gia, để thực hiện biện pháp này đúng cách, bạn cần ngậm và súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra. Thêm vào đó, dung dịch nước muối sinh lý là lựa chọn tốt nhất cho những người đang cần “tiệt trùng” khoang miệng của mình.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm này ở các tiệm thuốc trên toàn quốc. Mặt khác, bạn cũng có thể tự pha dung dịch nước muối tại nhà bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm.
Súc miệng với hydro peroxit
Hydro Peroxit có tác dụng giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, hydro peroxit có thể tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm các mảng bám và chữa lành nướu răng bị chảy máu.Để súc miệng với hydro peroxit, người bệnh cần trộn 3% hydro peroxit với nước. Dùng hỗn hợp này súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra. Không được nuốt hỗn hợp.
Chữa đau răng bằng tỏi
Chất Allicin là thành phần tốt có trong củ tỏi – một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam, có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh. Vì thế, dân gian lưu truyền bài thuốc sử dụng tỏi để xoa dịu cơn đau răng, giảm viêm sưng ở răng. Cách áp dụng như sau: nghiền nát tỏi tươi rồi đem trộn với nước, muối hạt, sau đó đắp hỗn hợp lên vùng bị đau răng. Không nên sử dụng tỏi tươi nghiền nát trực tiếp mà phải trộn với nước để tránh nồng độ cao có thể gây bỏng niêm mạc miệng.
Trong nhiều trường hợp đau răng, các phương pháp chữa răng tại nhà trên được khuyến khích áp dụng chung với điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp để giảm đau và tăng tốc độ hồi phục. Nếu cơn đau không thuyên giảm, có thể bạn phải sử dụng thuốc giảm đau theo liều uống được nha sĩ kê dùng.
Dùng thuốc giảm đau răng
Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như một cách trị đau răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không phải bất kỳ loại thuốc giảm đau răng nào cũng có khả năng áp dụng cho mọi đối tượng.
Ví dụ như, paracetamol có thể dùng như thuốc giảm đau răng cho trẻ em và người trưởng thành, nhưng ibuprofen lại không được bác sĩ khuyến khích dùng cho trẻ em. Đặc biệt, trẻ dưới 18 tuổi không được tự ý dùng aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Điều này có thể giải thích bởi aspirin có nguy cơ cao dẫn đến hội chứng Reye, một tình trạng sức khỏe hiếm gặp nhưng nguy hiểm, ở trẻ nhỏ. Mặt khác, người trưởng thành khi dùng aspirin nên uống trực tiếp, thay vì đặt viên thuốc ngay trên chiếc răng đau hoặc khu vực nướu bị sưng.
Đọc thêm:
Niềng răng trong suốt có hiệu quả không?
Chữa ê buốt răng nhanh nhất – Thuốc trị ê buốt răng hiệu quả
Phòng ngừa đau răng đúng cách
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
-
Đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần.
-
Giảm tối đa thức ăn và đồ uống có đường.
-
Không hút thuốc vì có thể làm tình trạng răng miệng trở nên tồi tệ hơn.
-
Đánh răng hai lần một ngày trong khoảng 2 phút/lần với kem đánh răng có chứa florua.
-
Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng mỗi ngày để loại bỏ thức ăn, mảnh vụn và mảng bám.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.