Nhổ răng khôn có nên hay không? Những điều cần biết

Đây là bài viết 96 / 283 trong series Lời khuyên sức khỏe

Răng khôn nằm ở phía sau mỗi góc hàm của bạn. Thông thường lúc bạn ở độ tuổi 17-21 tuổi răng khôn sẽ bắt đầu xuất hiện trên miệng và mỗi người có 4 răng khôn mọc ở 4 góc hàm. Nhiều trường hợp răng khôn không đủ chỗ để mọc đúng cách và có thể gây ra các vấn đề. Khi răng khôn mọc ra có thể mọc ở nhiều góc độ khác nhau trong hàm, đôi khi thậm chí theo chiều ngang. Vậy chúng ta nên nhổ răng không hay không và chăm sóc răng khôn khi nhổ thế nào? Dưới đây là một số điều cần biết trước khi nhổ răng khôn mà bạn có thể tham khảo.

Nhổ răng không có nên hay không? Những điều cần biết
Nhổ răng không có nên hay không? Những điều cần biết

Nhổ răng không có nên hay không?

Nếu bạn thắc mắc là nhổ răng không có nên hay không thì câu trả lời là có nhé!

Khi răng khôn khi mọc lệch sẽ “húc” vào răng bên cạnh và gây ra biến chứng như viêm lợi trùm. Lúc ăn uống, vụn thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm túi lợi có mủ. Người bệnh bị đau ở vùng răng khôn, vướng, khó nhai, có khi sốt, gây đau đớn.

Răng khôn mọc ở góc độ sai, sẽ tạo khe hẹp bất thường với răng bên cạnh, khiến cho thức ăn bị nhồi nhét, tạo chỗ cho vi khuẩn tích tụ. Vị trí phía sau của răng khôn trong miệng khó có thể làm sạch bằng bàn chải và chỉ nha khoa dẫn đến sâu răng bên cạnh và gây bệnh nha chu răng bên cạnh.

Áp lực mọc răng khôn có thể gây ra tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh. Răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm.

Nếu để lâu không chữa thì sẽ rất đau và nhiễm trùng có thể xảy ra. Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn không chỉ gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh mà còn dẫn đến triệu chứng sưng, đau, hôi miệng và đôi khi cứng khít hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm nướu sẽ tái phát nhiều lần chừng nào răng khôn còn chưa được chữa trị và càng ở những lần tái phát sau thì mức độ nguy hiểm càng cao.

Những điều cần biết khi nhổ răng

Cần chuẩn bị gì trước khi nhổ răng

Trước khi lên lịch hẹn nhổ răng, nha sĩ sẽ cho bạn chụp phim kiểm tra răng. Bạn cần phải khai báo với nha sĩ tất cả các loại thuốc bạn sử dụng, kể cả vitamin và thực phẩm chức năng. Đặc biệt nếu bạn phải sử dụng loại thuốc tiêm tĩnh mạch Biphosphonat, bạn cần phải nhổ răng trước khi điều trị thuốc. Nếu không sẽ có nguy cơ hoại tử xương hàm cao.

Ngoài ra bạn cũng cần thông báo cho nha sĩ các tình trạng toàn thân của mình:

Để thuận tiện cho việc nhổ răng, bạn nên lưu ý những việc sau:

  • Nếu được gây mê bằng đường tĩnh mạch bạn cần mặc áo ngắn và nới lỏng quần áo. Ngưng ăn uống trước thủ thuật từ 6-8 giờ.
  • Ngưng hút thuốc lá trước đó
  • Nếu bạn ốm hay cảm lạnh, cần liên hệ để dời lịch hẹn
  • Nếu bạn cảm thấy buồn nôn trước đó, có thể yêu cầu đổi phương pháp gây mê hoặc hẹn lại
  • Thủ thuật cần gây mê toàn thân để thực hiện thì bạn cần có người đưa về nhà sau thủ thuật.

Tiến trình điều trị

Nhổ răng thường được chia thành  2 loại: Nhổ răng thông thường và nhổ răng tiểu phẫu. Việc lựa chọn loại điều trị nào phù thuộc vào tình huống lâm sàng.

Dù là cách điều trị nào, thì trước khi nhổ răng, bệnh nhân đều được nha sĩ khám toàn diện kỹ lưỡng, chụp phim và đưa ra kế hoạch điều trị. Sau khi thảo luận và thống nhất phương án điều trị, bệnh nhân sẽ được ký cam kết điều trị. Tiếp đó sẽ được hướng dẫn các thao tác chuẩn bị cho nhổ răng. Ví dụ như: vệ sinh răng miệng thật sạch, kiểm tra huyết áp, kiểm tra tình trạng đông máu..v.v..

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Gây tê

Nhổ răng số 8 chỉ là tiểu phẫu nên chưa cần đến phương thức gây mê nên Bác sĩ chỉ tiến hành gây tê cục bộ để hạn chế đau nhức. Sau 1 – 1,5 tiếng, thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ có cảm giác hơi đau nhức ở vị trí nhổ răng.

Bước 2: Nhổ răng

Bác sĩ rạch nướu để lấy phần thân và chân răng khôn. Trường hợp răng khôn mọc lệch nhiều, Bác sĩ sẽ dùng máy khoan nha khoa cắt răng thành nhiều phần để lấy răng ra dễ dàng hơn cũng như hạn chế tác động đến xương hàm và các răng kế cận.

Thời gian nhổ răng phụ thuộc vào vị trí và hướng mọc của răng. Trung bình mỗi răng thường chỉ mất khoảng 15 – 30 phút, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài đến vài tiếng.

Cần lưu ý gì sau khi nhổ răng khôn?

Đau: Sau khi hết tác dụng của thuốc tê bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và kéo dài khoảng 3 ngày rồi giảm dần là bình thường tùy mức độ nặng của phẫu thuật. Tuy nhiên nếu bệnh nhân uống thuốc giảm đau trong đơn bác sĩ kê đầy đủ thì cảm giác đau sẽ giảm nhiều và không gây khó chịu cho bệnh nhân. 

Chảy máu: Thông thường sau cắn gạc khoảng 30 phút máu sẽ ngừng chảy. Trong 24 giờ đầu nếu có rỉ ít máu dẫn tới nước bọt có màu hồng thì không đáng ngại. 

Sưng nề: Đây là biểu hiện hay gặp vào ngày thứ 2 và thường kéo dài khoảng 3-5 ngày sau nhổ răng tùy mức độ nặng của phẫu thuật. 

Tê bì: Nửa hàm và nửa môi dưới vùng răng khôn sau nhổ: bệnh nhân thấy xuất hiện tê bì vùng nửa hàm dưới cùng bên sau nhổ răng khôn trong khi vẫn ăn nhai được.

Xem thêm: Thuốc Prenatal +DHA dành cho bà bầu có tốt không? Giá thành bao nhiêu?

Review thuốc Prenatal +DHA. Thuốc có công dụng như nào đối với bà bầu? Cách sử dụng?

Review top kem chống nắng tốt nhất 2020

Phân biệt mỹ phẩm thật hay giả bằng mã vạch

Suy dinh dưỡng ở trẻ em và cách phòng ngừa hiệu quả

Sponsored Links:

'
'