Thuốc trị ê buốt răng hiệu quả

Thuốc trị ê buốt răng hiệu quả? Răng ê buốt (còn gọi là răng nhạy cảm) xảy ra khi lớp men bảo vệ răng bị bào mòn hoặc nướu bị tụt.. là điều gây khó chịu cho rất nhiều người. Tình trạng này cần được khắc phục càng sớm càng tốt để tránh gây ra những tổn thương khác cho răng.

Cùng Isuckhoe tìm hiểu những loại thuốc đặc trị hiệu quả nhé!

Chữa ê buốt răng nhanh nhất - Thuốc trị ê buốt răng hiệu quả
Chữa ê buốt răng nhanh nhất – Thuốc trị ê buốt răng hiệu quả

Nguyên nhân khiến răng ê buốt

  • Chải răng quá kỹ, làm mòn các lớp bảo vệ của răng, làm lộ ra các ống tủy siêu nhỏ dẫn đến dây thần kinh răng miệng. Khi các ống này tiếp xúc với nhiệt độ cao, thực phẩm có tính axit có thể dẫn đến sự nhạy cảm và khó chịu của răng. 
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính axit như trái cây họ cam chanh, kiwi, dưa chua… khiến lớp bảo vệ răng dần bị bào mòn.
  • Thường xuyên cạo vôi răng hoặc mài răng, dần dần sẽ làm mòn men răng, làm lộ ngà răng.
  • Dùng kem đánh răng làm trắng răng. Nhiều nhà sản xuất thêm hóa chất làm trắng răng vào công thức kem đánh răng của họ, nếu bạn dùng lâu dài sẽ gây tổn hại men răng.
Nguyên nhân khiến răng ê buốt
Nguyên nhân khiến răng ê buốt
  • Nghiện nước súc miệng. Giống như kem đánh răng làm trắng, một số loại nước súc miệng có chứa cồn và các hóa chất khác, có thể làm cho răng của bạn nhạy cảm hơn.
  • Mắc bệnh nướu răng.
  • Quá nhiều mảng bám quanh răng. Sự tích tụ quá nhiều mảng bám có thể khiến men răng bị mòn, dẫn tới răng nhạy cảm.
  • Răng bị nứt hoặc sâu.
  • Vật liệu trám răng bị rơi ra, tích tụ trong các kẽ hở nhỏ của răng, gây ra sự tích tụ axit và phá vỡ men răng.
  • Răng lão hóa. Khi bạn già đi và nướu bị lão hóa, lớp xi măng bên dưới đường nướu của bạn, giúp gắn răng vào xương, mòn đi. Không có xi măng, răng của bạn sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và có thể trở nên nhạy cảm hơn.
  • Thường xuyên dùng thức uống giữ lạnh, dùng đá lạnh hoặc kem, các món ăn lạnh…

Có nên dùng thuốc khi bị ê buốt răng? Thuốc trị ê buốt răng hiệu quả

Ê buốt răng xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trường hợp thường gặp nhất là khi bạn ăn phải đồ ăn quá lạnh, quá nóng hoặc cay khiến cho cảm giác ê buốt xuất hiện đột ngột.Tình trạng này cho thấy răng của bạn đang nhạy cảm, trong nhiều trường hợp có thể liên quan đến bệnh lý nha khoa.

Ê buốt răng uống thuốc gì? Có nên uống thuốc không? Thực tế, các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng cho biết tình trạng ê buốt sẽ cải thiện hiệu quả khi người bệnh dùng gel bôi tại chỗ, thuốc đường uống thường không mang lại hiệu quả như mong đợi. Hiện nay thuốc bôi trị ê buốt răng có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, dễ dàng tìm mua và sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên thăm khám trước khi dùng thuốc, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn.

Đọc thêm:

Những sản phẩm giúp giảm ê buốt răng 

Gel chống ê buốt 

Gel chống ê buốt là sản phẩm thuốc bôi có tác dụng giảm ê buốt răng tạm thời. Đây là thuốc bôi trực tiếp vào răng nướu bên trong khoang miệng. Do đó, bạn cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng; đồng thời phải lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt để tránh gây kích ứng hoặc nguy hiểm đến sức khỏe.

Một số loại thuốc bôi chống ê buốt răng được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: 

  • SensiKin Gel: Dùng cho các trường hợp ê buốt sau khi tẩy trắng răng, cạo vôi răng hoặc ê buốt răng mãn tính. 
  • GC Tooth Mousse: Cung cấp khoáng chất để tái khoáng men răng. 
  • Enamel Pro Varnish: Dùng cho răng nhạy cảm. 
  • Emoform Gel: Dùng để trị ê buốt chân răng, viêm đau nhức lợi. 
Những sản phẩm giúp giảm ê buốt răng

Thuốc giảm đau

Trong trường hợp đau răng nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc tây để giảm ê buốt răng: 

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, có tác dụng giảm ê buốt răng nhanh chóng. 
  • Aspirin và nhóm kháng sinh: Gồm Amoxicilin, Spiramycin, Tetra,… hỗ trợ giảm đau nhức.
  • Thuốc kháng sinh Metronidazole: Giảm đau răng, ê buốt tạm thời, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng. 
  • Khi sử dụng thuốc tây để giảm ê buốt bạn phải thực hiện đúng theo hướng dẫn và liều lượng do bác sĩ chỉ định để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Hậu quả của ê buốt răng

Tùy theo mức độ mà ê buốt chân răng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Điển hình như do không thể thưởng thức món ăn yêu thích của mình nên người bệnh, nhất là người lớn tuổi và trẻ em sẽ có nguy cơ bị biếng ăn. Bên cạnh đó, thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ khiến bạn khó để có một giấc ngủ ngon.

Điều này về lâu dài sẽ làm cơ thể bạn dần bị suy nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, nếu triệu chứng ê buốt răng đi kèm với hơi thở có mùi hôi, quanh nướu bị sưng đỏ và chảy máu do bệnh viêm nướu, người bệnh còn có xu hướng ngại giao tiếp xã hội. 

Câu hỏi thường gặp

Có nên dùng thuốc khi bị ê buốt răng?

Sponsored Links:

'
'