Răng khôn là răng nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm, không có nhiều chức năng ăn nhai. Khi răng nhú mọc, thường gây đau nhức, khó chịu và có thể hình thành các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đều được khuyến cáo nhổ bỏ. Vậy trước và sau khi nhổ bỏ cần lưu ý những gì? Hãy đọc bài viết dưới đây nha!
Nội dung bài viết:
Chăm sóc trước khi nhổ răng khôn
Chọn cơ sở nha khoa uy tín
Tiểu phẫu nhổ răng khôn khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là răng mọc lệch, mọc ngầm. Nếu Bác sĩ không tìm hiểu kỹ tình trạng răng hoặc nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng. Do đó, bạn nên lựa chọn khám và nhổ răng tại những cơ sở nha khoa uy tín hoặc các bệnh viện lớn. Đội ngũ Bác sĩ có kiến thức chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nhằm đảm bảo quá trình nhổ răng an toàn và hiệu quả.
Ăn no trước khi nhổ răng
Trước khi nhổ răng, bạn cần ăn thật no để giúp cơ thể không bị tụt huyết áp đột ngột khi tiểu phẫu, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi nhổ răng
Nhổ răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là người có nỗi sợ nha khoa từ nhỏ. Nhưng thực tế, nhổ răng khôn không gây nhiều đau đớn nếu thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo vô trùng cùng trang thiết bị nha khoa hiện đại. Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi ê nhức ở vị trí nhổ răng. Tuy nhiên, cơn đau này sẽ chấm dứt nhanh chóng nếu vết mổ được chăm sóc kỹ lưỡng và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Cắn gạc tại chỗ trong vòng 30-45 phút sau nhổ răng. Khi thuốc tê tan, bạn có thể cảm thấy đau nhẹ và chảy máu nhẹ có thể kéo dài 1 hoặc 2 ngày. Má của bạn cũng có thể sưng lên, và có thể thấy xuất hiện một khối máu tụ. Bạn nên chườm túi nước đá lên má ngay sau khi nhổ, chắc chắn sẽ giảm đau, sưng. Nhanh chóng uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê, sẽ giúp bạn chống lại cơn đau có hiệu quả. Có thể tiếp tục đánh răng bình thường. Nếu chảy máu đỏ tươi, dùng gạc vô trùng gấp lại áp vào vết thương và ép chặt từ 15 đến 20 phút để đủ thời gian cục máu đông hình thành lại; nếu vẫn chảy nhiều máu bạn nên quay lại bệnh viện để khám ngay.Không súc miệng khi cục máu đông chưa được hình thành. Không nên mút chíp, nhổ vặt, đá lưỡi, chọc tay.. vào vết thương.
-
Uống thuốc kháng sinh và giảm đau theo chỉ định của Bác sĩ. Tránh uống quá sớm hoặc trễ hơn.
-
Không súc miệng trong 6 giờ đầu sau khi nhổ răng.
-
Không nên dùng tay, lưỡi hoặc các vật dụng khác chạm vào vị trí nhổ răng vì có thể khiến vết mổ chảy máu trở lại.
-
Sau khi nhổ răng 6 tiếng, bạn có thể súc miệng lại bằng nước muối ấm để sát khuẩn vết thương.
-
Chỉ ăn những món ăn mềm, lỏng như súp, cháo, bún mềm,…Tránh ăn những thực phẩm dai, cứng, giòn, cay nóng để không làm ảnh hưởng đến vết mổ.
-
Bổ sung thêm sữa, sữa chua và các loại Vitamin từ rau củ quả để tăng sức đề kháng cũng như giúp cơ thể không bị nóng do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
-
Sau khi nhổ răng 24 giờ, bạn có thể chườm đá hoặc chườm nóng ở ngoài má để giảm sưng và đau nhức.
-
Tránh hút thuốc, uống rượu bia, nước ngọt trước và sau khi nhổ răng khôn.
-
Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước.
-
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau khi nhổ răng, tránh hoạt động quá sức hoặc quá căng thẳng sau khi tiểu phẫu.
-
Gặp Bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sốt cao, chảy máu nướu, sưng mặt, viêm họng…kéo dài hơn 1 tuần kể từ lúc nhổ răng.
Xem thêm: Thuốc Prenatal +DHA dành cho bà bầu có tốt không? Giá thành bao nhiêu?
Review thuốc Prenatal +DHA. Thuốc có công dụng như nào đối với bà bầu? Cách sử dụng?
Review top kem chống nắng tốt nhất 2020