Giải mã căn bệnh teo cơ tủy của Stephen Hawking

Bệnh Teo cơ tủy (tiếng anh là Amyotrophic Lateral Sclerosis – ALS), là một bệnh liên quan đến sự thoái hóa thần kinh. Đây là căn bệnh mà người mắc phải có rất ít cơ hội để sống. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này? Tại sao Stephen Hawking có thể sống cùng nó trong gần như cả cuộc đời mình như vậy?

bệnh teo cơ tủy

Bệnh teo cơ tủy là gì?

Bệnh teo cơ tủy là 1 chứng bệnh có liên quan đến hệ thống thần kinh. Nó ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh trong não và tủy sống có khả năng điều khiến cả hoạt động của các cơ phía trên và dưới cơ thể. Căn bệnh này còn có tên là bệnh của Lou Gehrig, cầu thủ bóng chày nổi tiếng đã giải nghệ vào năm 1939 do mắc phải chứng bệnh này.

Những tế bào thần kinh mất khả năng kiểm soát chuyển động cơ, dẫn đến tê liệt và tử vong. Những người mắc căn bệnh này mất khả năng kiểm soát các cơ trên cơ thể, cuối cùng mất đi khả năng ăn, nói, đi bộ và cuối cùng thở.

Ít được biết về nguyên nhân của căn bệnh, và hiện nay không có phương pháp nào chữa được căn bệnh này. Nhưng các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ nam mắc phải căn bệnh này cao hơn nữ.

Người nổi tiếng nhất mắc phải căn bệnh này là người đã qua đời vào hôm 14/3/2018, nhà vật lý vĩ đại Stephen Hawking.

Tại sao Stephen Hawking có thể sống với căn bệnh teo cơ tủy lâu đến vậy?

Hawking, được chẩn đoán mắc bệnh này vào năm 1963, đã sống với nó trong hơn 50 năm – một thời gian dài đáng kể đối với 1 người mắc bệnh Teo cơ tủy.

Bệnh này khiến ông bị liệt và mọi sinh hoạt hoàn toàn phụ thuộc vào người khác hoặc các công nghệ phụ trợ: tắm, mặc quần áo, ăn uống, vận động và nói. Ông chỉ có thể cử động một vài ngón tay. Ông viết trên trang web của mình: “Tôi cố gắng có 1 cuộc sống bình thường nhất có thể, và không nghĩ gì tới tình trạng của mình nữa, hoặc không hối tiếc về những việc mà căn bệnh này không cho phép tôi làm việc đó.” “Tôi đã rất may mắn khi tình trạng của tôi tiến triển chậm hơn thường lệ.” Cuộc sống của ông, cũng như cuộc chiến của ông với căn bệnh này, đã được lên màn ảnh nhỏ với tên gọi: “The theory of everything” (Thuyết yêu thương).

Có thể nói ông là một bệnh nhân “may mắn” trong căn bệnh này khi sống với tuổi thọ gần như người bình thường. Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân cụ thể nào gây ra căn bệnh này, từ di truyền cho tới ảnh hưởng của môi trường, hay những vết thương tích nào đó đặc biệt đến chế độ ăn uống. Cho tới tận năm ngoái mới phát minh ra loại thuốc đầu tiên được cho là có thể cải thiện căn bệnh này.

Sponsored Links:

Trả lời

'
'