Mẹo điều trị cảm cúm tại nhà nhanh, hiệu quả nhất

Đây là bài viết 265 / 287 trong series Lời khuyên sức khỏe

Cúm là căn bệnh thường gặp về đường hô hấp do virus gây nên. Bệnh lây lan nhanh và thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như sốt, đau nhức, ho khan, mệt mỏi,… Tùy vào thể trạng của mỗi người, các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tuần. Thời gian khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể cho đến khi phát bệnh là 2 ngày. Ngay khi phát hiện biểu hiện đầu tiên của cúm, người bệnh cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.

Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Mẹo điều trị cảm cúm tại nhà nhanh, hiệu quả nhất
Mẹo điều trị cảm cúm tại nhà nhanh, hiệu quả nhất

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vi rút cúm gây nên. Bệnh lây lan nhanh vào mũi, cổ họng và phổi. Thời gian kể từ khi nhiễm vi rút cúm ủ bệnh là 2 ngày và các triệu chứng cúm thường xuất hiện đột ngột như:

  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Ho.
  • Viêm họng, đau họng.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Đau đầu, mệt mỏi.
  • Đau nhức cơ thể.
  • Một số trường hợp có thể buồn nôn, nôn thậm chí tiêu chảy, dẫn tới mất nước nghiêm trọng.
Cảm cúm là gì?
Cảm cúm là gì?

Đối với vài trường hợp, bệnh hầu hết sẽ tự khỏi. Tùy vào thể trạng đề kháng của mỗi người mà các triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Mẹo chữa cảm cúm tại nhà

Uống nhiều nước

Cảm cúm có thể khiến bạn bị mất nước, đặt biệt là nếu bạn bị sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Do đó, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bên cạnh nước lọc, có thể uống các loại nước ép trái cây, nước uống thể thao, canh hay nước súp dựa trên nước dùng như phở gà.

Tuy nhiên, bạn cần hạn chế uống nước lạnh và các đồ uống có chứa cafein, cồn và gas như rượu, bia, nước ngọt, cà phê, trà đen…

Xông hơi giải cảm

Trong Đông y, cảm sốt được coi là chứng thương, nguyên nhân do khí suy yếu hoặc do khả năng lọc sạch không khí của bộ máy hô hấp kém nên vi khuẩn, virus thâm nhập khi sức đề kháng suy kém. Và xông hơi với những loại lá phù hợp sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giúp người bệnh hết mệt mỏi, ốm sốt.

Chuẩn bị: Lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ một nắm tầm 100-200g.

Xông hơi giải cảm
Xông hơi giải cảm

Thực hiện:

Tất cả các loại lá đem nhặt rồi rửa sạch, cho vào nồi lớn (trừ bạc hà) đổ nước xâm xấp nước, đun sôi khoảng 10 phút. Trước khi xông thì cho bạc hà, 1 nắm muối tinh vào nồi đun tiếp 1-2 phút, múc 1 bát nhỏ ra để riêng.

Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi với nhiệt độ, xông trong 5 – 10 phút. Sau đó lấy nước trong nồi xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô người, mặc quần áo, uống nước xông trong bát đã để riêng, rồi lên giường đắp chăn nằm nghỉ.

Lưu ý: Phương pháp này không phù hợp áp dụng cho người ra nhiều mồ hôi, bị mất nước, mất máu nhiều, hay chóng mặt, mắc bệnh ngoài da, người bệnh nặng mới ốm dậy, người bệnh huyết áp cao, tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi, người không điều khiển được hành vi.

Rửa mũi

Để giảm bớt các tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi nhằm giảm nguy cơ dẫn tới nhiễm trùng xoang, người bệnh nên rửa mũi thường xuyên. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ khoang mũi còn khiến các chất nhầy nhớt dễ thoát ra giúp đường mũi được thông thoáng, dễ hít thở hơn.

Thuốc rửa mũi hoặc các loại nước muối xịt mũi rất tiện lợi, dễ sử dụng có sẵn ở các hiệu thuốc từ những loại cho người lớn đến trẻ sơ sinh. Khi rửa mũi, nên kết hợp với tăm bông hoặc khăn lông mềm nhẹ nhàng thấm các chất dịch nhầy chảy ra, rồi lau khô sạch.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng với nước muối là phương pháp đơn giản nhưng lại đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các căn bệnh cảm cúm thông thường. Muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao do đó nó sẽ làm dịu cổ họng của bạn, kháng viêm tốt, bảo vệ cổ họng trước những vi khuẩn xấu. Nước muối giúp sát khuẩn vùng khoang miệng, họng, giảm cơn đau rát do ho khan và hắt hơi nhiều.

Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày hay ngậm muối rồi nhổ đi cũng cho hiệu quả tương tự. Không những hỗ trợ trị viêm họng, cảm, việc súc miệng bằng nước muối giúp bảo vệ răng, giữ gìn vệ sinh trong vòm họng.

Nếu có thể bạn cho thêm ít tinh chất nghệ vào nước muối để ngậm hoặc súc miệng thì hiệu quả còn tốt hơn nữa.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng có thể làm giảm phần áp lực xung quanh xoang mũi, giúp phần dịch nhầy trong mũi lỏng hơn và có thể dễ hỉ ra ngoài. Trong khi đó chườm lạnh có thể giúp các mạch máu vùng mũi co lại, giảm đau nhanh chóng khi bị sổ mũi nhiều khiến mũi đau nhức.

Lưu ý đối với người chăm sóc người bị cảm cúm

– Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.

Lưu ý đối với người chăm sóc người bị cảm cúm
Lưu ý đối với người chăm sóc người bị cảm cúm

– Chú ý bồi dưỡng thêm chất bổ để đảm bảo sức khỏe khi chăm người bệnh cảm cúm, nên ăn thêm gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn (như hành, tỏi, gừng…), ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt…) để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.

– Mỗi ngày nên uống 1 ly trà gừng ấm và 1 lý tỏi băm nhuyễn pha nước để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm.

– Đồ dùng của người cảm cúm (như bát, đũa, thìa, cốc, chén…) hằng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người.

– Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bị cảm cúm.

– Khăn giấy của bệnh nhân cảm cúm đã sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác.

– Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như: sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly và khám, điều trị ngay.

Câu hỏi thường gặp

Cảm cúm là gì?

Sponsored Links:

'
'