Một trong những thắc mắc của bậc cha mẹ là nhu cầu nước của trẻ em,nhất là trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như khi nào con muốn uống nước, có dấu hiệu gì cho biết trẻ đang khát không, hay có nên cho trẻ sơ sinh uống nước sau khi bú không, thậm chí liên quan đến loại nước con uống thì là có nên cho trẻ sơ sinh uống nước cam, có nên cho trẻ sơ sinh uống nước dừa, có nên cho trẻ sơ sinh uống nước cơm, trẻ sơ sinh uống nước nhiều có tốt không, trẻ sơ sinh uống sữa công thức có cần uống nước , bé bú sữa ngoài có cần uống thêm nước ..vân vân.
Và để trả lời câu hỏi trên thì đầu tiên các bậc cha mẹ nên nắm được nhu cầu của trẻ sơ sinh về nước là như thế nào.
Nội dung bài viết:
Nhu cầu nước của trẻ như thế nào?
Điều đầu tiên bố mẹ cần nhớ là trẻ dưới 6 tháng, dù bú mẹ hay uống sữa công thức cũng không cần uống thêm nước.
Trẻ bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước bởi vì 88% sữa mẹ là nước và cung cấp đủ nhu cầu chất lỏng mà bé cần. Thậm chí trong vài ngày đầu sau sinh khi sữa mẹ chưa về, nếu bé đươc bú mẹ đủ và liên tục, colostrum ( sữa non) đã đủ để đảm bảo bé không bị thiếu nước.
Bé bú mẹ hoàn toàn không cần uống thêm nước trong mùa hè nếu như bé được cho bú đầy đủ theo nhu cầu, bất kì khi nào bé muốn. Thậm chí trong thời tiết rất nóng, hanh khô, bé vẫn có thể nhận đủ lượng nước thông qua sữa mẹ.
Bé uống sữa bột cũng không cần uống thêm nước trong vòng 6 tháng đầu đời. Một vài nguồn thông tin đề nghị cho bé uống sữa bột uống thêm nước nếu trời rất nóng (mặc dù có thể bé sẽ thích uống thêm sữa để có đủ lượng nước hơn) hoặc khi bé bị ốm, sốt nhưng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn cho bé uống nước dưới 6 tháng.
Viện Hàn lâm Y học cho con bú khuyên: “Bổ sung chất lỏng trong vài ngày đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến tần số bú bình thường của trẻ. Nếu bổ sung nước hoặc nước đường, trẻ sơ sinh có nguy cơ tăng bilirubin tăng lên, giảm cân nặng, ở lại bệnh viện lâu hơn, và nhiễm độc nước tiềm ẩn” Theo Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ,” không nên bổ sung nước, nước đường, sữa bột và các chất lỏng khác… cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trừ khi bác sĩ chỉ định khi có chỉ dẫn y tế … Trong 6 tháng đầu, ngay cả trong điều kiện khí hậu nóng, nước và nước trái cây không cần thiết cho trẻ nhỏ bú sữa mẹ và có thể gây ra dị ứng . ”
Đối với trẻ sơ sinh (đặc biệt là dưới 4-5 tuần), chất bổ sung nước có thể nguy hiểm bởi vì:
• Chất bổ sung nước liên quan đến tăng mức bilirubin (vàng da), giảm cân quá mức, và ở lại bệnh viện lâu hơn cho trẻ sơ sinh.
• Quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng gọi là nhiễm độc nước uống.
• Quá nhiều nước có thể gây trở ngại cho việc cho con bú sữa mẹ bởi vì bé sẽ bú mẹ nên bé sẽ ốm yếu. Trẻ cần dinh dưỡng và lượng calo trong sữa mẹ để phát triển. Nước không có calo nên bổ sung nước có thể làm giảm cân (hoặc tăng cân không đủ) cho em bé.
Khi nào bé có thể uống nước?
Nếu trẻ trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi và bạn muốn cho bé uống nước, thi thoảng có thể cho bé vài thìa nước (nhưng không quá 60ml trong vòng 24 tiếng). Tuy nhiên, việc này không cần thiết vì trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ có đủ nước, mà sữa mẹ sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ hơn.
Nếu bé bị táo bón, bạn có thể cho bé uống vài thìa nước để giảm táo bón.
Với trẻ trên 6 tháng, tiếp tục cho con bú sữa mẹ và cung cấp nước với mức độ vừa phải. Sữa mẹ có nhiều nước nên nhiều trẻ lớn hơn hoặc trẻ mới biết đi được bú sữa mẹ không có giới hạn có thể có được chất lỏng cần thiết thông qua việc cho con bú sữa mẹ, không cần thêm nước. Những trẻ khác có thể cần một ít nước mỗi ngày sau bữa ăn dặm nhưng không nên cho bé uống quá nhiều nước vì có thể ảnh hưởng đến lượng ăn của bé. Bố mẹ nên hạn chế lượng nước bé uống không quá 60ml mỗi ngày, trường hợp bé bị táo bón hoặc thời tiết nóng có thể tăng lên một chút. Bạn nên cho bé uống nước bằng cốc thay vì bình sữa hay ống hút để hạn chế nguy cơ sâu răng và không ảnh hưởng đến răng của bé nếu bé nghiện ti bình lâu dài.
Với bé trên 1 tuổi, bố mẹ có thể cho bé uống bao nhiêu nước tùy thích. Bé từ 1-3 tuổi cần khoảng 1.3 lít nước mỗi ngày bao gồm cả sữa, thức ăn (20% lượng nước sẽ đến từ thức ăn) nên bạn có thể cân đối lượng nước cho bé. Để bé yêu thích uống nước hơn, bạn có thể cho bé 1 chiếc cốc ngộ nghĩnh, cho bé tự rót nước, uống nước….