Trẻ em bị sốt xuất huyết – Cách chăm sóc

Đây là bài viết 182 / 306 trong series Lời khuyên sức khỏe

Sốt xuất huyết ở trẻ em bùng phát, tăng nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các loại sốt do cảm cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng khác. Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết có nhiều điểm giống và khác với chăm sóc trẻ sốt thông thường. Bạn đã biết chưa? Cùng isuckhoe tìm hiểu nhé!

Trẻ em bị sốt xuất huyết – Cách chăm sóc

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, xảy ra khi virus Dengue gây bệnh xâm nhập vào cơ thể con người. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh ở thể nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần, tuy nhiên trong một vài tình huống hy hữu, bệnh có nguy cơ trở nặng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không điều trị kịp thời. 

Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Các cấp độ của bệnh theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): 

  • Sốt xuất huyết.
  • Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh cáo.
  • Sốt xuất huyết Dengue nặng.

Sốt xuất huyết ở trẻ em là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguồn lây từ muỗi vằn. Vì vậy, những nơi xuất hiện loài muỗi này đều có nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh. Cụ thể, muỗi vằn mang virus từ một người mắc bệnh và chích sang người khác. Thế nên, sự lây lan của virus sốt xuất huyết có thể diễn ra trên diện rộng từ nơi này qua nơi khác. Sốt xuất huyết Dengue còn được gọi là “virus đen”, một căn bệnh kinh khủng và hiện vẫn còn là gánh nặng với các nước nhiệt đới. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, một người có thể trải qua 4 lần bị bệnh với 4 tuýp khác nhau.

Phân loại sốt xuất huyết

Theo Tổ chức Y tế thế giới, sốt xuất huyết được chia ra 2 nhóm: Nhóm không biến chứng và nhóm biến chứng nặng. Đây là hai nhóm phân loại đơn giản hóa của WHO để thay thế cho phân loại cũ năm 1997, định nghĩa phân loại mới được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 2011.

Sốt xuất huyết thể nhẹ

Sốt xuất huyết thể nhẹ là khi người bệnh bị nhiễm vi rút Dengue nhưng không bị các biến chứng nặng. Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự điều trị như 1 bệnh sốt thường tại nhà. Tuy nhiên, khi người bệnh bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ vẫn có khả năng chuyển sang thể nặng do chăm sóc sai cách. 

Phân loại sốt xuất huyết
Phân loại sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thể nặng

Bệnh sốt xuất huyết thể nặng do liên quan đến chảy máu hay rò rỉ huyết tương nghiêm trọng, rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể. Có thể hiểu rằng sốt xuất huyết thể nặng là khi tình trạng bệnh trở nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Nói chung, các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em không dễ nhận thấy vì chúng giống với sốt thông thường. Chúng cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ 4 ngày đến 2 tuần sau khi bị muỗi Aedes đốt. Sau đây là những dấu hiệu mà cha mẹ nên chú ý:

  • Các triệu chứng giống như cúm kéo dài từ 2-7 ngày
  • Sốt cao với nhiệt độ 40 C
  • Đau đầu dữ dội, đau sau mắt, buồn nôn/nôn, sưng hạch, đau khớp, đau nhức xương hoặc cơ và phát ban trên da
  • Các triệu chứng nghiêm trọng như chảy máu nướu răng, nôn ra máu, thở nhanh và mệt mỏi/bồn chồn
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em chia ra thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn đầu, thường khó phân biệt với các bệnh sốt do virus thông thường. Bé có biểu hiện sốt cao ngột ngộ từ 39-40 độ và liên tục trong 1-2 ngày đầu sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn 2 – giai đoạn nguy hiểm.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Sau giai đoạn đầu trẻ tiến vào giai đoạn 2 là giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn này thường rơi vào khoảng từ ngày 3 đến ngày 7 kể từ khi sốt. Lúc này bé có thể có các triệu chứng nặng như bứt rứt, khó chịu và quấy khóc. Với những trẻ lớn hơn, có thể bé thường than đau đầu, không muốn ăn và buồn nôn. Khi bố mẹ quan sát ở trên da có biểu hiện sung huyết, 2 mắt đau nhức và có thể chảy máu chân răng hoặc máu cam, thậm chí xuất huyết nội tạng (đái ra máu,…). Sau đó bệnh chuyển qua giai đoạn 3 – giai đoạn phục hồi.
  • Giai đoạn phục hồi: Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu hết sốt và sức khỏe tốt dần lên, trẻ dần có cảm giác thèm ăn, huyết động ổn định, trẻ đi tiểu nhiều hơn và các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên khôi phục về tình trạng bình thường. Tuy vậy, ở những trẻ nặng, từ giai đoạn này có thể xuất hiện một số biến chứng diễn tiến rất khó lường.

Điều trị cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Khi nhận thấy trẻ em có dấu hiệu bị sốt xuất huyết, cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện khám và chẩn đoán. Sau đó, phần lớn các trường hợp trẻ em bị sốt xuất huyết đều có thể được điều trị tại nhà (điều trị ngoại trú) và đến tái khám đầy đủ theo lịch hẹn. Cần lưu ý những chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả nhanh nhất, cụ thể như sau:

  • Nếu bệnh nhi sốt cao trên 39oC, cần được uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn sử dụng, nới lỏng quần áo, lau mát. Chú ý không được dùng aspirin hay ibuprofen, vì có thể dẫn đến xuất huyết, toan máu;
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước (nước sôi để nguội), oresol (nước điện giải), nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,…) hoặc cháo loãng pha với muối, để bổ sung chất điện giải cho bé;
  • Chế độ ăn uống trong ngày nên chia làm nhiều bữa nhỏ, thức ăn loãng, dễ tiêu, cân bằng dinh dưỡng. Không nên dùng thực phẩm và nước uống có màu sẫm (tránh trường hợp bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa);
  • Nên để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động thời gian trẻ bị sốt xuất huyết;
  • Trong trường hợp trẻ không thể uống được nước do nôn ói quá nhiều, lờ đờ, không tỉnh táo, cần đưa đến cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm.
Điều trị cho trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Đối với những trường hợp có các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây, cần nhanh chóng đưa người bệnh nhập viện:

  • Khó chịu mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.
  • Không ăn, uống được.
  • Nôn ói nhiều
  • Đau bụng nhiều
  • Tay chân lạnh, ẩm
  • Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo.

Cách điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, chưa có thuốc đặc trị. Hiện nay, điều trị chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng bệnh trong khi chờ cơ thể tự hồi phục. Trong quá trình này, người bệnh cần lưu ý theo dõi các dấu hiệu trở nặng để đến bệnh viện kịp thời.

Với tình trạng nhẹ, sốt xuất huyết có thể được điều trị tại nhà bao gồm:

  • Uống nhiều nước: Sốt cao và nôn khiến cơ thể mất nước do đó bạn nên bổ sung từ 3 lít nước/ngày, có thể là nước lọc, nước dừa, nước cam, nước chanh hoặc dung dịch điện giải như oresol.
  • Hạ sốt: Có thể dùng paracetamol cách mỗi 4 – 6 giờ, liều mỗi lần dùng từ 10 – 15 mg/kg. Kết hợp với lau mát bằng nước ấm và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng đã nêu trên.

Đối với những trường hợp nặng có các dấu hiệu cảnh báo đã nêu trên, trẻ đang bú sữa mẹ, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, COPD cần nhập viện để được theo dõi và xử trí kịp thời nếu bệnh trở nặng.

Câu hỏi thường gặp

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sponsored Links:

'
'