Phương pháp chẩn đoán đau nhức vùng thắt lưng

Đây là bài viết 300 / 300 trong series Lời khuyên sức khỏe

Các cơn đau lưng khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt, góp phần làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm khác. Vì thế, người bệnh không nên “xem nhẹ” tình trạng này, cần thăm khám càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng nặng. Cùng isuckhoe tìm hiểu chi tiết nhé!

Phương pháp chẩn đoán đau nhức vùng thắt lưng
Phương pháp chẩn đoán đau nhức vùng thắt lưng

Tìm hiểu về tình trạng đau lưng dưới

Có thể nói tình trạng đau lưng dưới xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, đó có thể là những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, mọi sinh hoạt trong cuộc sống đều bị ảnh hưởng.

Lưng dưới là vùng có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, chúng giữ nhiệm vụ chính đó là nâng đỡ thân trên của cơ thể và giúp vận động của con người linh hoạt hơn. Người bị đau phần lưng dưới lâu ngày có thể dẫn đến hiện tượng đau ở các vùng xung quanh, đặc biệt là mông và chân. Khá rất nhiều người thắc mắc tình trạng đau lưng phần dưới có những mức độ như thế nào? Người bệnh có thể bị đau với nhiều mức độ khác nhau, trong đó chúng được chia làm 3 mức độ chính dựa theo thời gian bị đau.

Người gặp tình trạng này ít hơn 6 tuần có nghĩa bệnh đang ở mức độ cấp tính, từ 6 – 12 tuần trở đi bệnh bắt đầu chuyển biến sang giai đoạn nửa mạn tính. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh nặng hơn. Nếu như tình trạng đau phần lưng dưới liên tục hơn 3 tháng thì khả năng bệnh đã bước vào giai đoạn mạn tính. Việc điều trị trở nên khó khăn hơn và chúng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Chẩn đoán đau nhức vùng thắt lưng

Khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp thông tin về tiền sử bệnh, những triệu chứng hiện tại, mức độ và tần suất cơn đau diễn ra.

Chẩn đoán đau nhức vùng thắt lưng
Chẩn đoán đau nhức vùng thắt lưng

Với các trường hợp đặc biệt như đau lưng do chấn thương, đau trong thời gian dài…, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp như:

  • Chụp X-quang: Kết quả cho thấy sự liên kết của xương, giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường như viêm, gãy xương.
  • Chụp MRI, CT: Những phương pháp này cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường ở mô, cơ, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, xương…
  • Điện cơ: Phương pháp này giúp đo xung điện do các dây thần kinh tạo ra, qua đó phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống…

Bị đau lưng cảnh báo bệnh gì?

Lưng bị đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:

Đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Khi có tác động mạnh, nhân nhầy của đĩa đệm đi qua chỗ rách, thoát vị ra ngoài, chèn ép rễ thần kinh, tạo ra cơn đau âm ỉ hoặc liên tục ở vùng thắt lưng (lưng dưới) hoặc hông của người bệnh. Cơn đau càng tăng khi người bệnh ho, hắt hơi, vận động quá sức.

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Tình trạng này thường xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm. Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa, người bệnh sẽ đau vùng lưng dưới liên tục, cơn đau tăng mỗi khi cúi người, vặn mình hoặc nhấc đồ vật nặng.

Đau lưng do gai cột sống lưng: Đây là một trong những biểu hiện đặc trưng của thoái hóa cột sống thắt lưng. Khi cột sống mọc ra những phần xương chìa ra như gai, cọ sát với những xương khác hoặc phần mềm xung quanh sẽ gây ra cảm giác đau đớn. Cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân bắt đầu đứng lên di chuyển. Nặng hơn, nó sẽ lan xuống hai bên chân hoặc dọc theo phần cột sống lưng.

Đau dây thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân. Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Ngoài ra còn kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng ở khu vực bị đau.

Hẹp ống sống thắt lưng: Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp do những nguyên nhân khác nhau gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh. Nguyên nhân do gai xương phát triển, thoái hóa dây chằng làm dây chằng dày lên gây hẹp lòng ống sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cột sống,… Hẹp ống sống thắt lưng gây đau ở vùng thắt lưng và đau lan xuống chân. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, hẹp ống sống thắt lưng có thể khiến cơn đau dai dẳng và kèm liệt hai chân.

Bị đau lưng cảnh báo bệnh gì?
Bị đau lưng cảnh báo bệnh gì?

Vẹo cột sống lâu ngày gây đau lưng: Vẹo cột sống ở người trưởng thành thường còn được gọi là vẹo cột sống mới khởi phát.  Đau thắt lưng và cứng khớp là hai triệu chứng phổ biến nhất. Tình trạng này gây ra bởi thoái hóa đĩa đệm, viêm khớp mặt sống và sụp lún các đốt sống nên thường kèm theo biểu hiện đau lưng, đau hoặc tê chân.

Đau lưng do khối u cột sống: Một số trường hợp hiếm gặp, những cơn đau ở vùng lưng có thể gây ra bởi sự xuất hiện của một khối u. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau lưng này lại rất nguy hiểm.

Khối u cột sống là sự phát triển của những mô bất thường ở trong ống cột sống hoặc xung quanh cột sống. Các khối áp lực lên cột sống và tổn thương tủy sống, do đó gây ra các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội. Bệnh cần phát hiện kịp thời và điều trị sớm để tránh trường hợp khối u di căn đến nơi khác.

Loãng xương: Loãng xương làm cho xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy. Bệnh thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu nhưng một khi xương của người bệnh bị suy yếu nghiêm trọng, các đốt sống có thể bị gãy hoặc xẹp và dẫn đến đau lưng dữ dội.

Những ai dễ bị đau thắt lưng? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Một số yếu tố khác làm bạn dễ bị đau vùng thắt lưng như:

  • Thừa cân
  • Tuổi tác càng cao
  • Ngồi trong thời gian dài
  • Có công việc phải thường xuyên đeo trên vai hoặc nhấc vật nặng, hay xoay cột sống.

Khi lưng bị đau sau một chấn thương nặng hay cơn đau không khỏi sau 2 tuần tự điều trị, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, khi có các triệu chứng dưới đây, người bệnh cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện để có biện pháp can thiệp kịp thời, cụ thể:

  • Đau lưng kèm sốt và ớn lạnh.
  • Cơn đau trở nặng vào ban đêm hay đau lan xuống bụng dưới.
  • Cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là với người trên 50 tuổi hay nhỏ hơn 20 tuổi hay người từng bị ung thư.
  • Cơn đau dai dẳng kèm cảm giác tê và yếu liệt chân.
  • Bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ.

Sponsored Links:

'
'