Viêm phổi là một căn bệnh rất nguy hiểm. Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non nớt, thì căn bệnh này còn trở nên nguy hiểm hơn nữa do nó làm tăng sự phát triển của các vi khuẩn trong đường hô hấp. Vậy viêm phổi ở trẻ em nguy hiểm thế nào? Phương pháp điều trị viêm phổi cho trẻ em thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc đó.
Nội dung bài viết:
Viêm phổi ở trẻ nhỏ
Viêm phổi là một căn bệnh nhiễm trùng đường phổi rất nguy hiểm gây ra bởi các tác nhân gây viêm phổi. (Đọc chi tiết về căn bệnh này tại đây).
Ở trẻ nhỏ, bệnh có thể xuất hiện sau một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra rất nhiều trong phổi gây ra hiện tượng đông đặc. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Trẻ sẽ có triệu chứng ho. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.
Phân loại viêm phổi ở trẻ theo mức độ mắc bệnh – các biểu hiện của viêm phổi ở trẻ em
Ngoài những cách phân loại viêm phổi thông thường, ở trẻ nhỏ các bác sĩ còn phân loại viêm phổi theo mức độ mắc bệnh. Có 3 mức độ
- Viêm phổi nhẹ: Các biểu hiện đó là ho, sốt, thở nhanh hoặc khó thở nhẹ (trẻ được xem là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi)). Có thể có ran ẩm hoặc không
- Viêm phổi nặng: Ngoài các triệu chứng của viêm phổi nhẹ (có thể thấy trẻ khó thở rõ) thì còn thấy trẻ có hiện tượng rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở rên (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi). Trẻ có thể bị tím tái nhẹ (Quan sát dễ thấy nhất trên môi)
- Viêm phổi rất nặng: Trẻ có các triệu chứng của viêm phổi nặng và có thêm một số triệu chứng nguy hiểm sau đây: tím tái nặng, không uống được nước hay sữa, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên. Trẻ có thể bị co giật hoặc hôn mê. Đồng thời trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
Như vậy bạn đã biết được một số dấu hiệu của viêm phổi ở trẻ. Vậy có cách nào để phòng tránh căn bệnh này cho trẻ không?
Cần lưu ý rằng trẻ nhỏ là đối tượng cực kỳ dễ mắc bệnh viêm phổi!
Do hệ miễn dịch còn yếu, nên các tác nhân gây viêm phổi có khả năng xâm nhiễm vào đường hô hấp của trẻ. Trẻ em là đối tượng cực kỳ dễ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng: suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…; có yếu tố nguy cơ (như đã nêu trên). Ngoài ra, các trường hợp VTPQ nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc điều trị bệnh viêm phế quản tại nhà.
Kinh nghiệm phòng và điều trị viêm phổi ở trẻ em
1, Cần ủ ấm kỹ cho bé
Bé còn nhỏ nên cơ thể còn rất yếu, mỗi khi trời lạnh thì hay gặp bệnh viêm phổi ,ho và sổ mũi thường. Các ông bố bà mẹ phải tường xuyên giữ ấm cho bé nhất là ở vùng cổ sẽ làm cho bé có sức khỏe tốt hơn. Nếu bị ho nhiều và nặng thì các mẹ nên cho bé đến bệnh viện nhi đồng hoặc các trung tâm y tế để kịp thời chữa trị cho bé một cách tốt nhất.
2, Khi bé bị khó thở vào ban đêm
Đêm bé khó thở, các bà mẹ có thể giã dập củ tỏi cho vào khăn xô quàng hờ vào cổ cho bé hay cho vào túi treo ở áo của bé, giúp bé dễ lưu thông đường thở hơn.
3, Kinh nghiệm điều trị viêm phổi tại nhà
Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này. Cần đi tái khám đúng hẹn của bác sĩ.
Điều quan trọng là cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.
Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị viêm phổi, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ; chỉ khi trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng… chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tốt nhất là các bạn nên điều trị ở bệnh viện vì ở đó có bác sĩ theo dõi và có biện pháp cấp cứu kịp thời nếu có chuyện xảy ra.